• .
  • Chúc mừng giánh sinh và năm mới 2025
  • Smallrig phu kien ho tro quay gan gimbal rs3 rs2 rsc2.jpg
  • Balo túi đeo PGYTECH 3L 4L 6L 10L 11L 22L 25L 35L
  • Tilta Phụ kiện các loại giá tốt nhất
  • Hỗ trợ book Xanh SM giao liền

Zalo: Tránh Facebook, gặp Shopee

Giữa tháng 9 vừa qua, Zalo, ứng dụng nhắn tin miễn phí kết hợp với mạng xã hội trên thiết bị di động của Công ty Cổ phần VNG, công bố đạt mốc 60 triệu người sử dụng với hơn một nửa trong số đó hoạt động thường xuyên. Như vậy, Zalo được xem là có lượng người sử dụng tương đương Facebook, với 27 triệu người sử dụng ở Việt Nam truy cập bằng thiết bị di động hằng tháng.

Mặc dù vậy, Facebook vẫn là doanh nghiệp kiếm nhiều tiền nhất ở Việt Nam trong mảng quảng cáo trực tuyến. Theo công bố của Công ty Vinalink tại Diễn đàn Tiếp thị Trực tuyến 2016 do Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (Vecom) tổ chức vừa qua, doanh thu toàn thị trường quảng cáo trực tuyến tính đến hết năm 2015 là hơn 7.000 tỉ đồng. Trong đó, Facebook dẫn đầu với doanh số hơn 3.000 tỉ đồng ở thị trường Việt Nam, đứng thứ nhì là Google với khoảng 2.200 tỉ  đồng; 1.900 tỉ đồng còn lại chia đều cho các doanh nghiệp trong nước như VCCorp, FPT Online, 24h, Adtima (VNG)... Báo cáo này cũng trùng với dự đoán của ANTS, một công ty thuộc FPT, công bố hồi quý I/2014.

Tháng 4 năm nay, nhóm sản phẩm internet của VNG đã đổi tên thành Zalo Group. Nhóm này trực tiếp quản lý các sản phẩm như trang xem phim ZingTV, báo điện tử Zing.vn, trang nghe nhạc Zing MP3, trang tìm kiếm laban.vn, trang tổng hợp thông tin baomoi.com và Zalo. Kể từ khi sảy chân trong cuộc đua với Facebook bằng mạng xã hội Zingme.vn, Zalo Group đã rất kín tiếng với các sản phẩm trên nền internet của mình.

Zalo: Tranh Facebook, gap Shopee
VNG đặt mục tiêu lớn cho Zalo với ưu thế về số lượng người sử dụng. Ảnh: Trường Nikon

Zalo cũng không ngoại lệ, nhưng không khó để đoán được rằng Zalo Group đang kỳ vọng vào Zalo trong cuộc đua giành thị phần quảng cáo trên nền tảng thiết bị di động. Theo thống kê của ANTS trong năm 2015, dẫn đầu mảng quảng cáo trong nước là VCCorp, kế đến là FPT Online, 24h, Zalo Group đứng cuối cùng. Khoan nói đến chuyện cạnh tranh với nhóm doanh nghiệp ngoại, bản thân Zalo Group thừa hiểu để cải thiện vị trí trong nhóm doanh nghiệp nội cũng đã là một thử thách.

Bởi lẽ, cách cạnh tranh truyền thống, tức sở hữu nhiều website có lượng truy cập lớn hằng tháng, đã không còn nhiều cơ hội cho Zalo Group. Bên cạnh đó, cách thức này cũng đang ngày càng bị lấn át bởi Facebook và Google về mặt doanh thu. Nhưng cạnh tranh dựa trên nền tảng di động, theo cách thức tương tác trực tiếp thì Zalo Group đang có lợi thế lẫn lượng người sử dụng rất lớn từ Zalo.

Theo một nguồn tin riêng của NCĐT, Zalo Group đặt mục tiêu trong 3 năm tới, doanh thu đem lại từ quảng cáo của Zalo sẽ bằng với từ web hiện nay. Thương mại điện tử là nhóm khách hàng Zalo Group sẽ hướng đến trong chiến lược ngắn hạn. Khi giữ vững doanh thu quảng cáo từ mảng website, kết hợp với Zalo, cơ hội cải thiện vị trí của Zalo Group trong nhóm doanh nghiệp nội là hoàn toàn có khả năng.

Để thực hiện mục tiêu này, ngay khi đạt mốc 60 triệu người sử dụng, Zalo Group chính thức cung cấp tính năng “Shop” để mua sắm và quảng cáo (hay còn gọi là Zalo Ads) trên nền tảng Zalo. Được biết, sau 3 tháng thử nghiệm, cả hai dịch vụ đều đạt được các mục tiêu đề ra, trong đó doanh thu quảng cáo tăng gấp đôi sau mỗi tháng.

Zalo: Tranh Facebook, gap Shopee
 

Mặc dù vậy, thị trường đang có những phản ứng trái chiều từ một số doanh nghiệp thương mại điện tử khác. Theo đại diện của một công ty mua hàng theo nhóm ở TP.HCM, họ đang phải cân nhắc việc sử dụng Zalo Ads vì giá quảng cáo cao ngang Facebook, trong khi chất lượng vẫn cần thời gian để kiểm chứng. Hiện Zalo Ads và Facebook đang chào giá khoảng 500 đồng cho một cú nhấp chuột.

Còn theo ông Lưu Tuấn Bình, Giám đốc Tiếp thị của Công ty Vietnam MM, trước đây, Zalo có chức năng “News Feed” tương tự như Facebook. Doanh nghiệp thường tận dụng chức năng này để quảng cáo, chăm sóc và bán hàng trên diện rộng. “Sau vài lần cập nhật, Zalo đã loại bỏ luôn chức năng này, hướng đến việc tương tác một-một (chỉ có người bán và người mua tương tác riêng). Tạm thời chúng tôi chưa định hình được cách sử dụng Zalo cho việc tương tác của doanh nghiệp”, ông Bình nói.

Một quan ngại khác xuất phát từ chính niềm tự hào của Zalo: chất lượng thật của 60 triệu người sử dụng đang đăng ký. Một doanh nghiệp phân phối thực phẩm ở quận 4 từng chạy chương trình ở 3 kênh là Facebook, Google và Zalo. Kết quả từ Zalo đem lại không được như mong đợi so với lượng người sử dụng mà nền tảng này công bố. Đem các câu hỏi này trao đổi với Zalo Group, một nhà quản lý đề nghị giấu tên thừa nhận Zalo đang thay đổi cách tương tác. Vị này cho rằng quyết định này là có cơ sở, vì trên di động, tương tác một-một đem lại cơ hội mua hàng cao hơn cho các doanh nghiệp.

Về giá quảng cáo, Zalo Group đưa ra một mức giá có tính toán do phần lớn người sử dụng Zalo đến từ di động, nền tảng tiêu tốn khá nhiều chi phí để thu hút khách hàng và hiệu quả bán hàng cũng cao hơn. Trong khi đó, mức giá Facebook đưa ra bao gồm khách hàng đến từ website và di động. “Zalo định hướng là nền tảng hỗ trợ thương mại điện tử và được đầu tư rất nghiêm túc. Vấn đề là chúng tôi cần thêm thời gian để chứng mình vì Zalo chỉ mới chính thức đưa chức năng Shop và Zalo Ads vào hoạt động gần đây”, vị này nói.

Tuy nhiên, thời gian cũng là yếu tố mà Zalo Group không có lợi thế, nhất là khi đằng sau đang có đối thủ cạnh tranh trực tiếp có tốc độ phát triển rất ấn tượng là Shopee. Chủ đầu tư của Shopee là Garena (Singapore), một đối thủ nặng ký của VNG khi có tiềm lực tài chính và cả kinh nghiệm trong lĩnh vực internet.

Nếu Zalo đi từ hướng là mạng xã hội trên di động chuyển dần sang thương mại điện tử, thì Shopee đi theo hướng ngược lại là tập trung vào thương mại di động, mạng xã hội để hỗ trợ. Sau 15 tháng thử nghiệm ở Việt Nam, Shopee hiện có 2,3 triệu người sử dụng với khoảng 10.000 đơn hàng/ngày.

Theo ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Vận hành và Tài chính Shopee Việt Nam, mục tiêu của Shopee là gia tăng lượng người sử dụng và đơn hàng lên gấp đôi hiện nay. Bên cạnh đó là mở rộng danh mục khách hàng hướng đến các doanh nghiệp lớn hơn. Shopee hỗ trợ khá nhiều khâu cho các chủ cửa hàng như giảm 50% phí giao nhận, miễn phí đăng tin quảng cáo 4 lần/ngày, huấn luyện kỹ năng bán hàng. Ông Tuấn Anh cho biết, Công ty chưa đặt nặng thu phí trong ít nhất 2 năm tới.

Với lượng đơn hàng hiện nay, Shopee được người trong ngành ước đoán là đứng thứ 2 thị trường sau Lazada Việt Nam. Nếu Shopee chưa có kế hoạch thu phí thì liệu có người chịu trả phí cho Zalo? Zalo Group đã dành hơn 4 năm để đầu tư đón làn sóng di động nhưng sẽ không có nhiều thời gian như thế để thị trường chấp nhận Zalo.

Share facebookShare facebook

Tin Cùng Chuyên Mục

Trang 1 / 1

Bạn đã đọc tin này chưa ?

Go Top
Chat hỗ trợ
Chat ngay