Ngày càng nhiều thương hiệu châu Á phát triển mạnh trên toàn cầu. Chúng trở thành những thương hiệu dễ nhận biết một phần nhờ logo và những dấu hiệu độc đáo. Hãy cùng chúng tôi nhắc đến những câu chuyện đằng sau tên gọi của các thương hiệu. Một số có thể bạn đã biết, một số cái không, nhưng tất cả đều rất thú vị.
Jollibee
Được viết tắt là JFC, Jollibee Foods Corporation là chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh đa quốc gia có trụ sở chính tại Manila. Thương hiệu này được coi như là kẻ đối đầu ở châu Á của McDonald’s với 2,510 cửa hàng trên toàn thế giới.
Tên của chuỗi đồ ăn nhanh này được lấy cảm hứng từ ‘Jolly Bee’ nhưng đã có một số thay đổi về chính tả trong những năm qua. Cửa hàng đầu tiên được đặt tên là ‘Jolibe’, sau đó được chuyển thành ‘Jolibee’ và cuối cùng là ‘Jollibee’ sau một chiến lược xây dựng thương hiệu có chủ ý.
Taobao
Tương tự như Amazon và eBay, Taobao là một trang web mua sắm trực tuyến của Trung Quốc, được điều hành bởi tập đoàn Alibaba. DN được thành lập vào năm 2003, cung cấp nền tảng cho các doanh nghiệp nhỏ mở những cửa hàng trực tuyến phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
Tên của trang web này được quyết định bởi chủ sở hữu (Tập đoàn Alibaba) với ý nghĩa ‘để tìm kiếm kho báu’. Các dịch vụ chính bao gồm Tmall, Mascot, Alipay, AliWangWang, Happy Taobao,...
Lenovo
Được thành lập vào năm 1984, Lenovo là công ty công nghệ máy tính đa quốc gia của Trung Quốc. Nó sản xuất, thiết kế, phát triển và bán các thiết bị lưu trữ điện tử, máy chủ, smartphone và máy tính bảng. Tên thương hiệu là sự kết hợp của ‘Le’ (từ Legend- huyền thoại) và ‘Novo’ (biểu thị cho từ ‘mới’ trong tiếng Latinh).
Trong nhiều năm, thương hiệu này sử dụng tên tiềng Anh ‘Legend’. Cho đến năm 2002, CEO quyết định mở rộng thị trường quốc tế bằng việc sử dụng tên Lenovo. Kết quả là công ty đã phải chi mất hơn 200 triệu Nhân dân tệ cho việc làm mới thương hiệu này.
Toshiba
Với trụ sở chính tại Tokyo, Toshiba là một tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản, chuyên sản xuất một loạt các sản phẩm về tiêu dùng và thiết bị dùng trong doanh nghiệp. Thương hiệu này được thành lập thông qua việc sáp nhập của Shibaura Seisaku-sho và Tokyo Denki thành “Tokyo Shibaura Electric K.K” vào năm 1939.
Tuy nhiên, nó đã sớm có biệt danh là Toshiba (Tokyo Shibaura). DN không sử dụng tên này cho đến lần thay đổi thương hiệu chính thức thành “Toshiba” vào năm 1978.
Tencent
Được thành lập vào năm 1988, Tencent là một công ty đầu tư của Trung Quốc có trụ sở ở quận Nam Sơn, Thâm Quyến. Thương hiệu này là chủ sở hữu của Riot Games và Epic Games. DN sản xuất những trò chơi trực tuyến, phần mềm diệt vi rút, trình duyệt web, các trang web thương mại điện tử, các trang cổng thông tin và các dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại & Internet.
Cha của Ma Huateng, nhà sáng lập đã giúp ông đăng ký tên Tengxun, có nghĩa là “thông điệp phát triển nhanh.” Với những người không nói tiếng Trung, Ma đã đưa ra từ dễ phát âm hơn là Tencent.
Samsung
Được thành lập vào năm 1938, Samsung là tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc, chủ yếu sản xuất một phạm vi rộng các thiết bị điện tử tiêu dùng. Đây là tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc, được lấy tên từ cụm từ có nghĩa là “ba ngôi sao”, đại diện cho “ to lớn, đông đảo và mạnh mẽ”.
Panasonic
Được biết đến với tên gọi trước kia là “ Matsushita Electric Industrial Co”, Panasonic là tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản đã phát triển thành một trong những nhà sản xuất điện tử lớn nhất, cùng với Canon, Toshiba, Hitachi và Sony.
Thương hiệu này sử dụng tên Panasonic vì không thể sử dụng thương hiệu ‘National’ vốn có tại Mỹ (Rất nhiều công ty có từ ‘National’ trong tên của chúng). Kết quả là, cái tên Panasonic được tạo ra bởi Matsushita với “Pana”(nghĩa là tất cả) và “Sonic”(nghĩa là âm thanh).
Tiger Beer
Tiger Beer là một thương hiệu bia châu Á sản xuất và bán nhiều loại bia. Nó được thành lập năm 1932 và được sở hữu bởi Heineken Châu Á Thái Bình Dương. Thương hiệu này chịu trách nhiệm giới thiệu loại bia lần đầu được sản xuất tại Singapore và hiện nay đã có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới. Tên của thương hiệu được lấy cảm hứng từ loài hổ, biểu thị sức mạnh của chính loại bia này.
Chang Beer
Chang Beer là một nhánh của Thai Beverage, một trong những công ty nước giải khát lớn nhất Đông Nam Á, nổi tiếng với loại bia pale lager (loại có ga mạnh nhưng độ cồn thấp) phù hợp với thị hiếu của người Thái Lan. Đồng thời đây cũng là thương hiệu đem lại nhiều lợi nhuận chính cho Thai Beverage. Thương hiệu được lấy tên theo một từ trong tiếng Thái chỉ voi, “Chang” (do ý nghĩa lịch sử và văn hóa của loại động vật này ở Thái Lan).
Thậm chí điều này chúng ta cũng có thể nhìn trong logo của thương hiệu, với hình ảnh hai con voi đối mặt với nhau.
Banyan Tree
Được thành lập vào năm 1994, Banyan Tree Holdings Company là một thương hiệu khách sạn quốc tế, chịu trách nhiệm phát triển, quản lý và bán các spa, khu du lịch và khách sạn ở Trung Đông, châu Phi, châu Mỹ và châu Á.
Tên thương hiệu được lấy từ tên làng chài Banyan Tree Bay trên đảo Lamma của Hong Kong, nơi nhà sáng lập Ho Kwon Ping và vợ Claire Chiang đã sống ba năm bình dị.
Tata Motors
Được biết đến với tên gọi Công ty Kỹ thuật đầu máy Tata, Tata Motors là công ty sản xuất ô tô của Ấn Độ, chủ yếu sản xuất xe quân sự, xe bus, xe khách,...
Đây là nhà sản xuất ô tô lớn thứ 17 thế giới và được gọi theo tên của nhà sáng lập, J.R.D. Tata. Thương hiệu này có 66,593 nhân viên trên toàn thế giới với doanh thu hơn $42.4 triệu mỗi năm.
Tech Mahindra – Create the Next Wave
Được thành lập vào năm 1986, Tech Mahindra Limited là công ty IT đa quốc gia của Ấn Độ, chủ yếu gia công phần mềm, tư vấn kinh doanh và các dịch vụ liên quan đến Công nghệ thông tin.
Thương hiệu này có mặt tại hơn 51 quốc gia và được biết đến với tên Mahindra-British Telecom. Tuy nhiên với sự ra đi của British Telecom, thương hiệu này đã được đổi thành Tech Mahindra (chịu ảnh hưởng bởi tên chủ sở hữu, Anand Mahindra).
Din Tai Fung
Có nguồn gốc từ Đài Loan, Din Tai Fung là nhà hàng nổi tiếng về xiao long bao (một loại dim sum đặc biệt). Thương hiệu này có chi nhánh tại 10 quốc gia, bao gồm Thái Lan, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Indonesia, Hong Kong, Trung Quốc và Úc. Công ty được thành lập bởi Yang Bingy và công việc đầu tiên của ông là người giao hàng tại cửa hàng tên Heng Tai Fung.
Trong vòng 2 năm, Bingy đã được phụ trách công việc quản lý cửa hàng, nhưng sau đó ông lại thất nghiệp vì cửa hàng thua lỗ tài chính buộc phải đóng cửa. Chính trong thời gian này Yang Bingy quyết định mở cửa hàng dầu của mình mua từ Din Mei Oils. Kết quả là, để thể hiện sự biết ơn của mình với ông chủ trước đây, Bingy đạt tên cho cửa hàng là Din Tai Fung, sự kết hợp giữa tên người chủ cũ và đối tác mới.
Haier
Được thành lập vào năm 1984, Haier là tập toàn đa quốc gia về thiết bị gia dụng và điện tử tiêu dùng của Trung Quốc. Công ty này thiết kế, phát triển và bán những sản phấm như là TV, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, máy tính, điện thoại và cả điều hòa không khí.
Ban đầu, thương hiệu này được biết đến với cái tên ‘Công ty tủ lạnh Thanh Đảo’. Nhưng sau khi đa dạng hóa các dòng sản phẩm của mình, công ty đã đổi tên thông qua đối tác Đức “Haier” vào năm 1991.