• .
  • Chúc mừng giánh sinh và năm mới 2025
  • Smallrig phu kien ho tro quay gan gimbal rs3 rs2 rsc2.jpg
  • Balo túi đeo PGYTECH 3L 4L 6L 10L 11L 22L 25L 35L
  • Tilta Phụ kiện các loại giá tốt nhất

Xấu mặt thương mại điện tử Việt

Con số đó đã được chính Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) thống kê và vừa được tiết lộ: Trong số 392 phản ánh của người tiêu dùng đối với sản phẩm của 105 doanh nghiệp bán ra trong ngày 4/12/2015, có đến 48% số phản ánh cho biết các sản phẩm bị nâng giá cao hơn rất nhiều so với mức giá phổ biến trên thị trường rồi sau đó mới tiến hành giảm giá khuyến mãi tạo ra khuyến mãi ảo.

Đơn cử như trên Lazada.vn, chiếc iPhone 6s 16GB được đẩy giá một cách vô tội vạ lên thành 33.379.000 đồng và sau đó tiến hành giảm giá 52% để rồi còn 16.099.000 đồng. Ai cũng biết, trước thời điểm Lazada.vn nâng giá như vậy khoảng 2 tháng, các chuỗi bán lẻ như FPT Shop, Thegioididong.com… đã cho khách hàng đặt mua iPhone 6s/6s Plus và đến thời điểm ngày 6/11/2015, những khách hàng đầu tiên đã nhận được máy với mức giá iPhone 6s chỉ khoảng 19 triệu đồng. Mức giá này không có thay đổi gì nhiều cho đến thời điểm hiện nay. Ngay cả phiên bản iPhone 6s Plus 16GB bán tại hai hệ thống trên cũng chỉ gần 22 triệu đồng, và đến như phiên bản iPhone 6s Plus dung lượng bộ nhớ cao nhất 128GB mức giá cũng chỉ khoảng 27,5 triệu đồng, còn cách biệt rất xa so với mức… giá trên trời trên Lazada.vn.

Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam, tính đến thời điểm ngày 4/2/2015 đã là lần thứ hai, với đơn vị tổ chức là Cục Thương mại điện tử và CNTT thuộc Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM). Pháp nhân chính qui như vậy, thế mà sao không ít sàn giao dịch thương mại điện tử có thương hiệu như Sendo, HC.com.vn hay có tên tuổi và uy tín như Lazada.vn vẫn có thể "bỡn cợt" với Ban tổ chức và người tiêu dùng? Họ nên biết rằng, ngay cả khi Ban tổ chức không đưa ra 2 website công cụ so sánh giá là ChonGiaDung.com và WebSoSanh.vn đi nữa thì cũng không thể qua mặt được hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam. Chỉ với cách nhìn thiếu tôn trọng, xem thường người tiêu dùng thì mới dám kê giá lên như vậy.

Một đơn cử khác, mẫu điện thoại LG G4 phiên bản lưng ốp da sau một thời gian dài ra mắt thì giá thực tế trên thị trường đã giảm. Thế nhưng trong ngày mua sắm nói trên, website HC.com.vn vẫn đưa ra mức giá trước khuyến mãi là 13.990.000 đồng và sau khi giảm giá 29% còn 9.990.000 đồng. Cần biết rằng, chả cần đến Ngày mua sắm trực tuyến với phương châm gọi là "đại hạ giá", chả cần đến HC.com.vn thì người tiêu dùng hoàn toàn có thể mua được điện thoại LG G4 phiên bản lưng ốp da chính hãng với mức giá chỉ hơn 9 triệu đồng, thậm chí còn có thêm quà tặng. Chỉ có xem người tiêu dùng là "ngu si không biết gì" mới đưa ra những con số nhằm qua mặt nhau như vậy. Chỉ có làm ăn kiểu chợ trời thì mới đưa chiếc loa Bose hàng nhái lên Sendo.vn để bán trong một dịp mang ý nghĩa khẳng định uy tín cho cả một ngành thường mại điện tử quốc gia như thế.

Đích thân người viết bài này đã từng vạch rõ chân tướng chiêu "thổi giá" sản phẩm thực phẩm chức năng trên Lazada.vn vào thời điểm 2 năm trước. Để thấy rằng, việc sử dụng các chiêu thổi giá lên cao ngất sau đó "giảm giá khủng" để lấy tiếng đồng thời cũng nhằm "gây mê" người tiêu dùng là hành vi kinh doanh không chân chính và lừa dối khá phổ biến trên các website thương mại điện tử tại Việt Nam từ trước tới nay, và nó như một cơn bão thổi qua nhiều mặt hàng.

Những trường hợp thổi giá điện thoại kể trên ở trên Lazada.vn hay HC.com.vn thực ra là "vụng chèo" và cũng "vụng chống" vì quá dễ bị phát hiện. Còn chiêu thức như trường hợp thổi giá mặt hàng thực phẩm chức năng, thì bên bán hàng tinh vi hơn vì rất ít người tiêu dùng nào nhớ rõ hay có lưu vết, chụp lại màn hình máy tính mức giá mặt hàng mình đã mua. Đặc biệt đối với những sản phẩm phân phối độc quyền và ít gây chú ý, thì người tiêu dùng càng khó phát hiện ra thực tế bị thổi giá, nâng giá để tạo giá… khuyến mãi ảo.

Những gì đề cập ở trên đã được dư luận lên tiếng phản ánh từ thời điểm gần 2 tháng trước. Tuy nhiên "vấn đề" này chỉ được xác tín rõ ràng hơn sau khi những con số "tổng hợp" phản ánh của người tiêu dùng vừa được VECOM tiết lộ. Điểm tên những thương hiệu như Lazada.vn, Sendo.vn hay HC.com.vn cũng hơi… "oan" cho các website này vì trên thực tế còn rất nhiều "đồng chí chưa bị lộ" đang "núp trong đống rơm". Song chúng ta phải chịu đau để có thể nói lên một sự thật chua xót rằng: Nếu các "đồng chí chưa bị lộ" và "núp trong đống rơm" kia được công khai danh tính và những hành vi tai tiếng của họ, thì liệu ngành thương mại điện tử Việt sẽ đi đến đâu?

Khi chưa đi đến đâu thì càng phải làm mạnh, làm nghiêm và dứt điểm, chứ để đến khi đã "đi đến đâu" rồi thì hệ lụy và nguy hại do các hành vi đó gây ra càng nặng nề và tổn thất cho uy tín ngành thương mại điện tử Việt càng lớn. Khi ban tổ chức Ngày mua sắm trực truyến đã có thể tiết lộ các phản ánh của người tiêu dùng về những hành vi vi phạm thì liệu các cơ quan chức năng của Bộ Công thương có dám xử đến cùng những hành vi lừa dối, xem thường người tiêu dùng hay không? Nếu chỉ dừng ở mức rút kinh nghiệm hoặc xem xét chấn chỉnh lại.v.v… thì sẽ hòa cả làng mà thôi.

Share facebookShare facebook

Tin Cùng Chuyên Mục

Trang 1 / 1

Bạn đã đọc tin này chưa ?

Go Top
Chat hỗ trợ
Chat ngay