• .
  • Chúc mừng giánh sinh và năm mới 2025
  • Smallrig phu kien ho tro quay gan gimbal rs3 rs2 rsc2.jpg
  • Balo túi đeo PGYTECH 3L 4L 6L 10L 11L 22L 25L 35L
  • Tilta Phụ kiện các loại giá tốt nhất
  • Hỗ trợ book Xanh SM giao liền

Tìm hiểu khẩu độ ống kính trên smartphone

Rất nhiều người dùng hiện nay sử dụng smartphone làm máy ảnh chính. Thậm chí khi họ sở hữu một chiếc DSLR thì cũng không thể phũ nhận sự tiện lợi từ chiếc điện thoại khi chúng cho chất lượng ảnh chụp khá tốt.

Công bằng mà nói, chất lượng camera trên các smartphone đủ tốt để chụp các khoảnh khắc hằng ngày. Thậm chí, các nhà sản xuất còn cho thấy rằng họ không ngừng cải tiến camera trên điện thoại. Cùng với xu hướng camera kép, những chiếc smartphone mới nhất cũng sở hữu một camera có khẩu độ ống kính lớn.

LG V30 là chiếc smartphone đầu tiên có khẩu độ f/1.6, rộng hơn so với f/1.7 có trên Samsung Galasy S8, f/1.8 của iPhone 7 Plus và f/2.0 của Google Pixel XL. Chiếc máy Mate 10 tiếp theo của Huawei dự kiến cũng sẽ có khẩu độ f/1.6. Và rất có thể, chúng ta sẽ thấy khẩu độ này được tích hợp vào các sản phẩm tiếp theo trên thị trường.

Có rất nhiều sản phẩm có thông số khá tốt, thế nhưng liệu rằng con số khẩu độ này có thực sự cho chất lượng ảnh tốt hơn? Và khẩu độ là gì?

Nhiếp ảnh là chụp ánh sáng

Về cơ bản, nhiếp ảnh là việc chụp lại đúng lượng sáng và một quy tắc hay để đánh giá chất lượng camera đó chính là việc chiếc máy đó chụp lại ánh sáng tốt như thế nào. Một cảm biến "đỉnh cao" cùng với một ống kính hoàn hảo chính là phần cần thiết cho DSLR. Điều này cũng được áp dụng trên smartphone, dù rằng sẽ những giới hạn so với máy ảnh chuyên nghiệp.

Một chiếc smartphone có kích thước nhỏ, đồng nghĩa với việc, ống kính và cảm biến trên nó sẽ khá nhỏ. Do đó, nó cũng sẽ cung cấp ít ánh sáng hơn. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng hình ảnh cuối cùng. Các nhà sản xuất smartphone thường sử dụng các cảm biến có kích thước pixel khá lớn từ 1.2 µm cho đến 1.55 µm nhằm khắc phục điều này. Và một điều không kém cạnh, đó chính là sẽ có bao nhiêu lượng ánh sáng đến được cảm biến thông qua ống kính. Đây chính là công việc của khẩu độ.

Khẩu độ và f-stop

Vậy khẩu độ là gì? Khẩu độ được xác định bằng kích thước của độ mở với lượng ánh sáng có thể lọt vào camera. Giá trị đo của khẩu độ chính là f-stops. Giá trị này được tính bằng tỉ lệ tiêu cự/kích thước mở của ống kính. Vì thế, chỉ số f-stop càng nhỏ thì độ mở của ống kính càng lớn. Điều này sẽ giúp cho lượng ánh sáng đến được cảm biến sẽ nhiều hơn, kết quả là ảnh khi chụp ở môi trường ánh sáng yếu tốt hơn và ít nhiễu hơn. Khi bạn điều chỉnh khẩu độ với 1 stop đầy đủ, nếu xét về thuật toán, đó là lũy thừa căn bậc hai của 2 (từ f/2 đến f/2.8 hay f/4 đến f/5.6 sẽ tương đương với 1 stop), lượng sáng đi vào máy sẽ giảm một nửa.

Điều này cũng có lợi thế trong việc giảm tốc độ màn trập để chụp đủ ánh sáng, giúp giảm tình trạng mờ nhòe trong việc chụp các chuyển động hay do tay rung, thậm chí là làm cho OIS mạnh mẽ hơn. Vì thế, nếu bạn mong muốn chụp một bức ảnh hoàn hảo thì khẩu độ lớn sẽ giúp bạn đạt được điều đó.

Camera trên các smartphone được đặt ở vị trí gần ống kính, gần hơn rất nhiều so với DSLR. Tiêu điểm của camera trong khoảng cách giữa nơi ánh sáng hội tụ trong ống kính đến cảm biến, đến camera của smartphone có tiêu cự ngắn hơn DSLR. Như chúng ta đều biết khẩu độ của ống kính được tính tỉ lệ chia giữa tiêu cự/kích thước mở, điều này giải thích tại sao nhiều camera trên máy ảnh đều đó khẩu độ lớn hơn so với hầu hết các ống kính DSLR.

Nói về các ống kính máy ảnh, những người đam mê nhiếp ảnh sẽ thường thích khẩu độ rộng để đạt được một độ sâu trường ảnh tốt, cho phép xóa phông và bokeh đẹp. Tuy nhiên, smartphone có khẩu độ cố định, cảm biến hình ảnh nhỏ được đặt gần với ống kính và góc nhìn rộng, vì thế, độ sâu trường ảnh của camera trên điện thoại không thể nào tốt như máy ảnh.

Khẩu độ f/2.2 của camera trên smartphone thực sự chỉ có độ sâu trường ảnh tương đương với khẩu độ f/13 hay f/14 trên chiếc máy ảnh Full Frame, với tỷ lệ xoá mờ nên nhỏ. Nhiều điện thoại hiện nay có hiệu ứng bokeh nhưng đều dựa trên phần mềm.

Khẩu độ lớn không đảm bảo chất lượng camera. Tuy vậy, chỉ số f-stop càng nhỏ (khẩu càng lớn) sẽ cho phép nhiều ánh sáng vào cảm biến, điều này sẽ giảm tốc độ màn trập xuống và hạn chế được tình trạng mờ nhòe và nhiễu. Khẩu độ thường được cân nhắc để kết hợp cùng kích thước điểm ảnh (pixel). Các pixel lớn không giúp thu sáng được như độ rộng của khẩu độ. Thế nhưng kích cỡ các pixel nhỏ cùng khẩu độ nhỏ chắc chắn sẽ có vấn đề khi chụp trong môi trường ánh sáng yếu.

Chất lượng ống kính

Một thành phần không kém phần quang trọng nhưng thường bị "ngó lơ" trên toàn bộ cụm camera của smartphone đó chính là ống kính và giống như các thứ khác, nó cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng. Một ống kính bẩn sẽ chụp ra những bức ảnh tệ, giảm đi lượng ánh sáng chạm đến cảm biến qua đó làm giảm chất lượng hình ảnh.

Các smartphone sử dụng ống kính có khẩu độ rất lớn, ví dụ như V30 mới ra của LG, đòi hỏi phải có sự chú ý đặc biệt khi thiết kế ống kính để tránh lỗi quang học và hiệu ứng lóe sáng ống kính đã "ám ảnh" một số thiết bị. Hiểu đơn giản thì việc đo sáng chính xác sẽ khó hơn khi nó đi qua "cái lỗ" rộng, vì thế cần phải cẩn thận hơn trong sản xuất ống kính. Lỗi quang sai sẽ xuất hiện khi ống kính không thể lấy nét chính xác. Các chiếc điện thoại có khẩu độ lớn thường ít lấy nét vào một phần cụ thể của cảnh hơn so với điện thoại khẩu độ nhỏ vì thế, nó dễ gặp lỗi hơn.

Lỗi quang sai gây ra những ảnh hưởng như giảm độ nét và trong trẻo, mờ nhòe, mất nét ở các góc cạnh, méo ảnh và sai lệch màu...

Ống kính máy ảnh, bao gồm cả ống kính smartphone, được tích hợp nhiều "nhóm sửa sai" được thiết kế để lấy nét ánh sáng đúng cách và giảm đi các sai lệch. Các ống kính giá rẻ sẽ có ít nhóm này hơn và vì vậy, nó dễ xảy ra các vấn đề về chất lượng ảnh chụp. Vật liệu làm ống kính cũng là một phần quan trọng. Các thấu kính chất lượng cao với nhiều lớp tráng phủ sẽ làm giảm đi các sai lệch quang sai để cải thiện chất lượng ảnh.

Chất lượng ống kính rất khó để đánh giá từ thông số và nhiều nhà sản xuất điện thoại không hề đề cập đến điều này. Đáng tiếc là vấn đề chất lượng ống kính không đơn giản như khẩu độ và kích thước điểm ảnh. Một ống kính tệ và rẻ tiền có thể khiến khẩu độ lớn và kích cỡ điểm ảnh to trở nên vô dụng.

May mắn thay là một số công ty quan học nổi tiếng ở hiện tại đã và đang tham gia vào thị trường smartphone, đáng chú ý là sự hợp tác giữa Leica với Huawei hay Zeiss đang bắt tay với HMD Global (Nokia). LG cũng đã phát triển thiết kế ống kính có 6 thấu kính "Crystal Clear Lens" mới, được tích hợp trên chiếc V30 có khẩu độ ống kính lớn.

Kết hợp yếu tố

Giờ bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi "Khẩu độ là gì?" Và như bạn đã biết, khẩu độ không phải là yếu tố quyết định toàn bộ chất lượng ảnh của cụm camera trên smartphone. Nó chỉ là một trong các yếu tố để tạo nên chất lượng ảnh chụp. Tuy nhiên, khẩu độ lớn mang lại khả năng chụp thiếu sáng tốt hơn và tăng được tốc độ màn trập.

Khẩu độ lớn không thực sự giúp khả năng chụp ảnh trở nên thú vị, ngoài khả năng chụp ảnh hành động tốt hơn. Smartphone dùng ống kính cố định không mở hay khép được khẩu cùng với cảm biến nhỏ nên sẽ không bao giờ tạo được bức ảnh xoá phông nghệ thuật như máy ảnh chuyên nghiệp. Camera trên điện thoại hiện nay đều cung cấp các hiệu ứng xoá phông bằng phần mềm hay phải kết hợp dự liệu độ sâu ảnh thu được từ camera thứ hai. Camera góc rộng và zoom là những lựa chọn thú vị nếu bạn muốn có các tấm ảnh độc đáo từ smartphone.

Nói tóm lại thì camera smartphone tốt đòi hỏi phải có sự kết hợp của cảm biến và ống kính tốt, khẩu độ rộng. Nhưng những điều này không thể thấy nếu chỉ nhìn vào thông số mà phải qua trải nghiệm thực tế.

Share facebookShare facebook

Tin Cùng Chuyên Mục

Trang 1 / 1

Bạn đã đọc tin này chưa ?

Go Top
Chat hỗ trợ
Chat ngay