• .
  • Chúc mừng giánh sinh và năm mới 2025
  • Smallrig phu kien ho tro quay gan gimbal rs3 rs2 rsc2.jpg
  • Balo túi đeo PGYTECH 3L 4L 6L 10L 11L 22L 25L 35L
  • Tilta Phụ kiện các loại giá tốt nhất
  • Hỗ trợ book Xanh SM giao liền

Thử nghiệm thành công tuyến tụy nhân tạo chữa trị bệnh tiểu đường

Bằng cách cấy dưới da một cảm biến glucose kết nối không dây với một “máy bơm insulin" và ứng dụng smartphone bên ngoài, các nhà khoa học tại Cambridge đã tạo nên tuyến tụy nhân tạo có thể tự động bổ sung insulin nhằm điều chỉnh đường huyết của những bệnh nhân mắc tiểu đường type 1 về mức an toàn, tránh các biến chứng bất ngờ xảy ra. 



Cuộc sống của các bệnh nhân tiểu đường type 1 thật sự rất khó khăn và đầy nguy hiểm. Chỉ cần lơ là để cho đường huyết tăng lên cao là họ đã đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như co giật, suy tim, tổn thương thần kinh và thậm chí là tử vong. Do đó, các nhà nghiên cứu luôn tìm cách chủ động kiểm soát lượng đường trong máu của người bệnh và thành tựu mới nhất của họ là tuyến tụy nhân tạo.

Thật ra thì một hệ thống kiểm soát insulin tự động không phải là điều quá mới mẻ nhưng phần lớn đều không chú ý tới vấn đề xâm lấn bề mặt, có thể gây đau đớn, khó chịu cho người dùng hoặc đòi hỏi phải trải qua nhiều lần phẫu thuật phức tạp. Ngược lại, hệ thống mới đây đã tiến thêm một bước nữa bằng cách trang bị kết nối không dây cho các thiết bị cấy ghép vào cơ thể.

Cụ thể, người ta sẽ cấy ghép 1 cảm biến đường glucose vào bên dưới da bệnh nhân và kết nối không dây với máy tính hoặc smartphone của bệnh nhân. Cảm biến được tích hợp sẵn thuật toán tối ưu cho việc liên tục theo dõi dữ liệu. Nếu lượng đường huyết bắt đầu thay đổi, phần mềm sẽ tự động phản ứng bằng cách kích hoạt “máy bơm insulin” - một dạng tuyến tụy nhân tạo hoạt động tương tự như ở người bình thường.

Để xác định khả năng vận hành của hệ thống này, nhóm nghiên cứu đã kêu gọi các bệnh nhân tiểu đường type 1 và chia thành 2 nhóm: nhóm bệnh nhân trưởng thành và nhóm độ tuổi từ 6-16. Từng bệnh nhân đều được sử dụng hệ thống tuyến tụy nhân tạo trong vòng 3 tháng liên tục và các dữ liệu sẽ được liên tục theo dõi, ghi nhận. Đối với người lớn thì hệ thống sẽ được áp dụng suốt 24 tiếng còn trẻ em thì chỉ sử dụng vào ban đêm, khi có dấu hiệu lượng đường trong máu bất ngờ biến động.

Kết quả cho thấy đối với nhóm người trưởng thành, hệ thống tỏ ra khá hiệu quả trong việc điều chỉnh đường huyết trong suốt ngày đêm. Lượng đường trung bình trong máu của họ luôn được giữ ở mức thấp và khoảng thời gian ổn định cũng dài hơn so với các phương pháp khác. Tương tự như vậy, hệ thống này cũng hoạt động hiệu quả đối với nhóm bệnh nhi trong việc giữ ổn định nồng độ đường an toàn vào ban đêm.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu tạo ra “tuyến tụy nhân tạo” và thử nghiệm lâm sàng trên người nhưng hiệu quả của cách làm này là dài và ổn định nhất từ trước tới nay. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng sẽ nhanh chóng được tiến hành các thử nghiệm lớn hơn, từ đó hoàn thiện và đưa cách làm này ra thị trường trong tương lai không xa.

Tham khảo NS, NEJM
 
Share facebookShare facebook

Tin Cùng Chuyên Mục

Trang 1 / 1

Bạn đã đọc tin này chưa ?

Go Top
Chat hỗ trợ
Chat ngay