• .
  • Chúc mừng giánh sinh và năm mới 2025
  • Smallrig phu kien ho tro quay gan gimbal rs3 rs2 rsc2.jpg
  • Balo túi đeo PGYTECH 3L 4L 6L 10L 11L 22L 25L 35L
  • Tilta Phụ kiện các loại giá tốt nhất

Soundbar và tai nghe: giải pháp nâng cấp trải nghiệm âm thanh đơn giản cho TV

TV thường đóng vai trò trọng tâm trong hầu hết các hệ thống giải trí gia đình hiện nay. Tuy nhiên một điều dễ nhận thấy đó là chất lượng âm thanh của loa tích hợp thường không cân xứng với khả năng trình diễn hình ảnh và điều khó khiến bạn không thể có được trải nghiệm tốt nhất. Vì vậy trong bài viết này mình sẽ giới thiệu đến các bạn 2 giải pháp nâng cấp âm thanh cho TV, đơn giản và chi phí hợp lý.



Vì sao chúng ta nên nâng cấp trải nghiệm âm thanh cho TV?

TV là một trong những thiết bị giải trí rất quen thuộc và gần như không thể thiếu trong bất kỳ một gia đình nào. Một số bạn còn nghĩ rằng chỉ cần có 1 chiếc TV là có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu nghe-nhìn của mình.

Sofa-AV-17.jpg
Khả năng thể hiện âm thanh của TV thường không cân xứng với chất lượng hình ảnh.

Tuy nhiên thực tế thì không hẳn như vậy. TV là một thiết bị trình chiếu tập trung nhiều về phần hình ảnh, trong khi đó phần âm thanh chỉ là để bổ trợ. Mặc dù một số mẫu cao cấp có sự đầu tư nhất định về mặt loa tích hợp, thế nhưng về tổng thể thì trải nghiệm hình ảnh mà TV đem lại luôn có một khoảng cách rất lớn so với trải nghiệm âm thanh của nó. Bạn có thể sắm TV cả chục triệu nhưng trải nghiệm âm thanh mà loa tích hợp trên nó đem lại chưa chắc đã có thể sánh bằng một bộ loa thanh giá chỉ vài triệu đồng.

Khi sắm một hệ thống giải trí tại gia, chúng ta thường có xu hướng rơi vào cuộc chạy đua vũ trang về hình ảnh (thông qua những mẫu TV) mà quên mất rằng âm thanh cũng không kém phần quan trọng. Đặc biệt là nếu bạn xem phim hay video clip, chỉ khi chất lượng âm thanh và hình ảnh tương xứng với nhau thì bạn mới có thể thưởng thức một cách trọn vẹn nhất. Nếu bạn để ý, ở các rạp phim ngoài màn chiếu lớn thì hệ thống âm thanh cũng có sự đầu tư hoành tráng không kém; tối thiểu 7.1 và cao cấp nhất là Atmos (9.2.2 hoặc nhiều hơn). Vì vậy thay vì sắm chiếc TV đắt tiền nhất có thể, nếu bạn dành một phần chi phí để đầu tư cho hệ thống âm thanh tương xứng thì chắc chắn sẽ có được trải nghiệm toàn diện hơn.

Có rất nhiều giải pháp để nâng cấp trải nghiệm âm thanh cho TV, nhưng trong phạm vi bài viết này mình chỉ giới thiệu cho bạn 2 giải pháp là soundbartai nghe. Lý do là bởi vì chúng rất đơn giản, bạn chỉ cần mua về cắm vào là có thể cảm nhận ngay hiệu quả. Bên cạnh đó chi phí đầu tư cũng khá hợp lý so với trải nghiệm mà nó sẽ mang lại.

Soundbar (loa thanh)

Trong vài năm trở lại đây, soundbar (loa thanh) là một trong những giải pháp được ưa chuộng nhất để nâng cấp trải nghiệm âm thanh cho TV. Nhờ thiết kế nhỏ gọn và thời trang (một số mẫu nhất định), soundbar không chiếm quá nhiều diện tích nhưng vẫn cải thiện được đáng kể trải nghiệm âm thanh so với phần lớn các hệ thống loa tích hợp hiện nay. Không như những hệ thống loa rời, soundbar không yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm về việc phối ghép cũng như xử lý âm học cho phòng. Chỉ cần kết nối với TV là chúng ta có thể cùng gia đình và bạn bè thưởng thức sự nâng cấp về chất lượng âm thanh mà nó đem lại so với loa tích hợp.

Giá của soundbar cũng rất đa dạng và phù hợp với đại đa số người dùng, bạn có sự lựa chọn từ chỉ vài triệu đồng cho đến cả chục triệu. Dĩ nhiên, càng đầu tư mạnh tay thì trải nghiệm âm thanh sẽ càng tốt.

Sofa-AV-19.jpg
Soundbar của các hãng chuyên âm thanh như BOSE, Yamaha,... thường đắt nhưng đáng tiền

Đối với soundbar, có 2 phương án để bạn lựa chọn. Nếu như muốn sở hữu chất lượng âm thanh tốt nhất thì bạn có thể chọn lựa sản phẩm thuộc các thương hiệu nổi tiếng về âm thanh như BOSE, Yamaha, Harman Kardon,… Những dòng soundbar này giá có thể lên đến vài chục triệu nhưng bạn sẽ hài lòng với chất lượng âm thanh mà nó trình diễn. Bù lại sự hài hoà trong thiết kế tổng thể của hệ thống giải trí tại gia nhà bạn có nguy cơ bị phá vỡ do ngôn ngữ thiết kế của soundbar và TV khác nhau (tuỳ theo gu thẩm mỹ của bạn) và dĩ nhiên là chi phí cũng không hề thấp.

Sofa-AV-29.jpg
Thiết kế của các loa hãng thứ 3 thường không đồng bộ với TV

Bên cạnh đó, mỗi hãng TV (Sony, Samsung, LG, Sharp,…) đều sản xuất soundbar của riêng mình. Những dòng soundbar này có giá rất hợp lý chỉ khoảng vài triệu, phù hợp với những bạn không muốn đầu tư quá nhiều. Dĩ nhiên so với các dòng loa của các hãng chuyên âm thanh thì soundbar “của hãng sản xuất TV” có thể không ấn tượng bằng về mặt trải nghiệm, bù lại bạn sẽ tiết kiệm được chi phí và có sự đồng nhất trong thiết kế tổng thể (tuỳ dòng). Chẳng hạn như để đồng bộ với TV màn hình cong, một số dòng soundbar của Samsung cũng sử dụng thiết kế cong thay vì phong cách thẳng truyền thống để đem lại sự hài hoà về mặt thẩm mỹ khi kết hợp.

Tai nghe

Mặc dù không thật sự phổ biến trong thời gian gần đây, tai nghe vẫn là một giải pháp nâng cấp trải nghiệm âm thanh cho TV rất hiệu quả. Thay vì chia sẻ trải nghiệm với mọi người như soundbar, tai nghe thiên về trải nghiệm cá nhân. Điều này giúp bạn có thể thưởng thức phim ảnh, video clip mà không ảnh hưởng đến người xung quanh dù mở lớn đến đâu đi chăng nữa. Bên cạnh đó, những yếu tố bên ngoài như tiếng ồn, khả năng tán âm của phòng cũng sẽ không tác động đến trải nghiệm của bạn.

Giá của tai nghe cũng tương tự như soundbar, rất đa dạng và phù hợp với nhiều đối tượng. Bạn có thể lựa chọn những dòng tai nghe cao cấp đắt tiền với giá lên đến hàng chục triệu nhưng vẫn có những mẫu giá rẻ giá vài triệu đồng. Và dĩ nhiên, tai nghe càng đắt tiền thì chất lượng âm thanh mà nó đem lại càng tốt.

Sofa-AV-21.jpg
Sofa-AV-23.jpg Sofa-AV-24.jpg Sofa-AV-25.jpg
Tai nghe xem phim Sennheiser HDR 175

Khi lựa chọn tai nghe cho TV, bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau. Trước hết về cơ bản chúng ta có 2 loại tai nghe là tai nghe dành để xem phim (điển hình như dòng Sennheiser HDR) và tai nghe dành để nghe nhạc (điển hình như dòng Sennheiser HD). Điểm khác biệt lớn nhất giữa chúng là tai nghe xem phim thì tối ưu cho khả năng tái tạo âm thanh vòm giúp định hướng âm thanh trong không gian và đem lại cảm giác thật hơn khi xem phim, bù lại cách thể hiện từng dải âm không được tốt. Trong khi đó thì tai nghe nhạc tối ưu cho khả năng thể hiện chi tiết trên từng dải âm, tuy nhiên thiết lập chuẩn của nó là 2 kênh (stereo) nên dù giả lập âm thanh vòm thì hiệu ứng cũng không tốt như tai nghe xem phim. Tuỳ theo nhu cầu mà bạn ưu tiên lựa chọn loại tai nghe phù hợp nhất với mình. Có một số dòng được giới thiệu là dành cho cả nghe nhạc lẫn xem phim, tuy nhiên sự thật là nó chỉ là cân bằng sự tối ưu và chắc chắn chất lượng âm thanh sẽ kém hơn một tai nghe chuyên phim/nhạc cùng tầm giá.

Sofa-AV-26.jpg
Để tránh vướng, bạn nên chọn tai nghe không dây để sử dụng với TV

Ngoài ra thì mình cũng khuyến khích các bạn nên sử dụng tai nghe không dây để tránh vướng. Đặc biệt là nếu gia đình có con nhỏ, nối dây từ TV ra ghế chắc chắn sẽ khiến bạn gặp nhiều phiền toái. Giá của tai nghe xem phim không dây hiện tại cũng tương đối hợp lý, với khoảng 6 triệu là bạn có thể sắm được 1 chiếc Sennheiser HDR 175. Chẳng những kết nối không dây, dock của Sennheiser HDR 175 cho phép bạn pair cùng lúc 2 tai nghe cùng lúc cũng là một giải pháp để thưởng thức TV cùng bạn bè hoặc người thân.
Share facebookShare facebook

Tin Cùng Chuyên Mục

Trang 1 / 1

Bạn đã đọc tin này chưa ?

Go Top
Chat hỗ trợ
Chat ngay