Shenzhen Dongzheng Optics (DZO) là một thương hiệu nghe có vẻ lạ, nhưng cái tên này đã tham gia vào nền công nghiệp quang học xấp xi 10 năm. Tuy nhiên, với việc sản xuất ống kính cho máy DSLR thì hãng này mới chỉ bắt đầu trong khoảng thời gian khá ngắn, và để mở đường cho sự muộn màng này DZO đã phái ra ngay một “cô gái mở đường” có tên Kerlee 35mm f1.2.
Tại sao lại nói đây là bom tấn? Lí do khá đơn giản vì ở thời điểm hiện tại, đây là ống kính đầu tiên trên thế giới dành cho DSLR full-frame có khẩu độ 1.2 và tiêu cự 35mm. Sở dĩ DZO chọn tiêu cự 35mm làm cú hích mở đường cho mình là vì tiêu cự 35mm rất đa dụng, có thể chụp được chân dung, phong cảnh,… và với khẩu độ cực lớn f1.2 thì đây là một ống kính đáng phải lưu tâm.
Cùng với việc tung ra sản phẩm mang tính thách thức này, DZO cũng tuyên bố hùng hồn rằng:
“Đây là ống kính 35mm có khẩu độ cực khủng f/1.2 đầu tiên trên thế giới dành cho hệ máy DSLR”.
Và chúng tôi đã mát công ngó nghiêng một chút để xem đây có phải một pha cao hứng “chém gió” không, tiếc là DZO… nói thật. Trước đó, ống kính Voightlander Nokton 35mm f/1.2 đã có khá lâu rồi nhưng đây là ống kính dành cho máy ảnh Rangefinder.
Ngoài thông số cơ bản như tiêu cự và khẩu độ, theo như những gì Shenzen thông báo thì đây là ống kính lấy nét tay – MF (giống anh bạn Samyang). Kerlee 35mm f1.2 có khoảng cách lấy nét gần nhất là 0.3m, tuy nhiên, theo khuyến cáo từ phía nhà sản xuất thí chiếc ống kính này sẽ lấy nét tốt nhất trong khoảng 1m đến 5m (???)
Một điểm sáng đáng chú ý của ống kính này đó là 2 chế độ chỉnh khẩu độ, đó là theo nấc (click) và “Vô cấp” (declick). Đây là một điểm khá hữu hiệu cho những ai hay quay phim bằng máy ảnh và những máy quay phim có sử dụng ngàm ống kính máy ảnh, với những người quay phim thì họ thích Declick hơn nhiều.
Sau đây là một số thông số cơ bản của ống kính Kerlee 35mm f1.2
- Loại ống kính: Ống kính dành cho máy ảnh cảm biến Full-frame
- Tiêu cự: 35mm
- Khẩu độ lớn nhất và nhỏ nhất F/1.2 ~ F/22
- Cấu trúc quang học: 11 thấu kính gom thành 10 nhóm
- Các thấu kính: 2 thấu kính HRI, 1 thấu kính ED để nâng cao chất lượng ảnh,…
- Khoảng cách lấy nét tối thiểu: 0,3m
- Khoảng cách lấy nét tối ưu: Từ 1 đến 5 mét.
- Vòng chỉnh khẩu kiểu Click và DeClick
Hiện tại để ra mắt đông đảo người dùng, Kerlee được phát hành với 4 phiên bản đó là: ngàm Canon EF , Nikon F, Pentax K và Sony E. Đây là thực sự là một cú nổ khá lớn trong thị trường ống kính của thế giới khi giúp làm đa dạng hóa chủng loại ống kính, giúp người dùng có thể tiếp cận gần hơn với dòng ống 35mm khẩu lớn này.
Hiện tại Kerlee 35mm f1.2 có giá bán ra là khoảng 500 USD – một cái giá khá mềm cho một ống kính tiêu cự đa dụng và khẩu lớn như vậy.
Sau đây là một số hình ảnh được chụp từ Kerlee 35mm f1.2:
Thử khả năng chụp flare của Kerlee 35mm f/1.2 – Tác giả: Richard Wong
Thử bokeh buổi tối của Kerlee 35mm f/1.2 – Tác giả: Richard Wong
Thử độ méo của Kerlee 35mm f/1.2