• Smallrig phụ kiện cage, l plate, rig, tools
  • Smallrig phu kien ho tro quay gan gimbal rs3 rs2 rsc2.jpg
  • Balo túi đeo PGYTECH 3L 4L 6L 10L 11L 22L 25L 35L
  • Tilta Phụ kiện các loại giá tốt nhất

Những lí do Uber bị cấm trên nhiều nước

Hầu như hoạt động ở bất kỳ quốc gia nào, Uber cũng gặp áp lực. Những lý do khiến Uber bị cấm xuất phát từ mọi khía cạnh, từ không đăng ký kinh doanh dịch vụ taxi, phá giá thị trường, phân biệt đối xử với khách hàng, vi phạm phương thức thanh toán, lái xe không có giấy phép….


Ứng dụng taxi Uber là gì?

Uber là một dịch vụ chia sẻ, đi nhờ xe có trụ sở tại San Francisco, Mỹ. Uber hoạt động ở nhiều thành phố trên thế giới. Công ty sử dụng ứng dụng trên smartphone để sắp xếp các chặng đường giữa các hành khách và lái xe. Khách hàng dùng ứng dụng này để gọi xe Uber và theo dõi địa điểm của chiếc xe mà họ đã đặt trước. Theo Wikipedia, tính đến tháng 8/2014, dịch vụ Uber đã có ở 45 quốc gia và hơn 200 thành phố trên thế giới, có giá trị 18,2 tỷ USD.

Tuy vậy, Uber đang trở thành đối tượng chỉ trích của các lái xe taxi, các công ty taxi và các cơ quan chính quyền, vì họ tin rằng các công ty chia sẻ xe, đi nhờ xe như thế này đang hoạt động phi pháp, như một dạng "taxi dù", gây các hành vi kinh doanh không công bằng và đe dọa đến sự an toàn của hành khách. Đã có rất nhiều cuộc biểu tình chống Uber diễn ra tại Đức, Pháp, Anh và nhiều quốc gia khác. Hiện nay, Uber đang phải giải quyết các vấn đề với các cơ quan chính phủ của các quốc gia.

Những lý do khiến Uber bị cấm ở nhiều quốc gia

Giám đốc Cục Giao thông vận tải đường bộ của Thái Lan tuyên bố ứng dụng dịch vụ taxi Uber hoàn toàn bất hợp pháp tại Thái Lan, và các lái xe của Uber sẽ phải chịu mức phạt nặng. Theo đó, ông Teerapong Rodprasert cho biết các phương tiện Uber hoạt động tại Thái Lan không đăng ký kinh doanh hợp pháp, phương pháp tính phí hành khách không theo đúng mức phí quy định, lái xe không có giấy phép hợp chuẩn và phân biệt đối xử đối với các hành khách không có thẻ tín dụng.

Thái Lan cho biết dịch vụ taxi Uber cạnh tranh trực tiếp với các dịch vụ taxi khác ở Bangkok và Phuket. Các khách hàng đăng ký taxi Uber qua ứng dụng smartphone hoặc qua Internet và chỉ thanh toán qua thẻ tín dụng. Nhà chức trách Thái Lan cũng đề cập đến những lo ngại về sự an toàn khi người dân sử dụng dịch vụ Uber, bởi vì Uber không đăng ký trong cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý.

Các lái xe Uber có thể bị cảnh sát Thái Lan phạt 2.000 baht vì sử dụng sai phương tiện vận chuyển, phạt 1.000 baht vì phí taxi không đúng như quy định và 1.000 baht vì không có giấy phép lái xe vận tải công cộng.

Không chỉ tại Thái Lan, dịch vụ Uber hiện đang hoạt động tại hơn 100 thành phố trên toàn thế giới, và đang bị các chính phủ điều tra gắt gao trước áp lực của các hãng taxi nội địa. Các thành phố tại Đức đã thẳng thừng cấm Uber hoạt động. Trong khi đó tại Pháp, Uber vẫn công bố dịch vụ dù bị tòa án có lệnh cấm.

Tại Đông Nam Á, Indonesia đã đặt ra nhiều vấn đề về phương thức thanh toán cước phí của Uber. Cục Giao thông đường bộ của Malaysia khuyến cáo người dùng sẽ không được hưởng bảo hiểm nếu xảy ra tai nạn. Cả Indonesia và Malaysia cũng dọa sẽ giam giữ lái xe Uber nếu họ không có giấy phép lái xe. Singapore thì tuyên bố sẽ đưa ra những điều luật mới nhằm quản lý các ứng dụng đặt chỗ taxi của bên thứ ba, bao gồm cả Uber và GrabTaxi. Chúng tôi sẽ có bài thông tin chi tiết về cách làm của Singapore.

Hầu như hoạt động ở bất kỳ quốc gia nào, Uber cũng gặp áp lực, các lái xe taxi đối mặt với cuộc cạnh tranh công nghệ cao là những người phản đối Uber mạnh mẽ nhất. Một cuộc khảo sát của trang web du lịch GoEuro cho thấy mức cước taxi của Uber tại Thái Lan là thấp thứ 5 trên thế giới.

Không chỉ gây khó dễ vì "phá giá" thị trường, Uber còn phải đối mặt với những "cái cớ" như phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng không theo đúng quy định tại Ấn Độ. Theo đó, các lái xe taxi ở Ấn Độ nói rằng lái xe Uber đã vi phạm quy định của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ. Vì theo quy định, mọi giao dịch thanh toán bằng thẻ tín dụng đều phải sử dụng quy trình xác thực 2 bước. Ấn Độ đã đưa ra hạn cuối để Uber tuân thủ theo các quy định của họ. Cuối cùng, Uber thiết lập hợp tác với hãng ví điện tử Paytm. Vì thế, người dùng ứng dụng Uber không còn phải trực tiếp sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, và vì thế không cần tuân thủ yêu cầu xác thực 2 bước.

vnreview.vn

Tổng hợp

Share facebookShare facebook

Tin Cùng Chuyên Mục

Trang 1 / 1

Bạn đã đọc tin này chưa ?

Go Top
Chat hỗ trợ
Chat ngay