• .
  • Chúc mừng giánh sinh và năm mới 2025
  • Smallrig phu kien ho tro quay gan gimbal rs3 rs2 rsc2.jpg
  • Balo túi đeo PGYTECH 3L 4L 6L 10L 11L 22L 25L 35L
  • Tilta Phụ kiện các loại giá tốt nhất

Người châu Á và chứng nghiện smartphone

Tuy nhiên, ở châu Á, nơi khai sinh ra chiếc gậy selfie và các biểu tượng cảm xúc (emoji), các chuyên gia tâm lý nói rằng hội chứng nghiện smartphone đang tăng nhanh và độ tuổi mắc chứng nghiện này ngày càng trẻ hoá.

"Thế giới của tôi, một phần của tôi"

Hãng tin BBC dẫn kết quả một nghiên cứu được thực hiện mới đây trên 1.000 học sinh ở Hàn Quốc cho biết khoảng 25% trẻ em ở nước này bị cho là nghiện smartphone.

Ở Hàn Quốc, 72% trẻ em đến tuổi 11-12 đã sử dụng smartphone và dành trung bình 5,4 giờ đồng hồ mỗi ngày cho thiết bị này. Theo nghiên cứu dự kiến được công bố kết quả vào năm 2016, cảm giác căng thẳng (stress) là một dấu hiệu quan trọng cho thấy khả năng một người đã mắc chứng nghiện smartphone.

Những chiếc smartphone giữ một vị trí trung tâm ở nhiều xã hội trên thế giới, nhưng thiết bị này đã ăn sâu vào văn hoá của châu Á bằng nhiều con đường khác nhau, chẳng hạn có những người luôn phải chụp ảnh các món ăn trước bất kỳ bữa ăn nào. Thậm chí, ở Nhật, thói quen này đã trở thành một "tiểu văn hoá" có tên gọi riêng: văn hoá keitai.

Với 2,5 tỷ người dùng smartphone, châu Á từng xảy ra những vụ việc "có một không hai" liên quan tới điện thoại. Vào năm 2013, một du khách Đài Loan đã được cảnh sát Australia cứu sống sau khi trượt chân khỏi cầu cảng và rơi xuống vịnh Phillip ở Melbourne vì mải lướt Facebook.

Người trẻ châu Á chăm chú dùng smartphone mọi lúc mọi nơi. Ảnh: Getty

Mới đây, một phụ nữ ở Tứ Xuyên, Trung Quốc đã cần tới sự giải cứu của lính cứu hỏa sau khi bị sụt một chân xuống cống do mải xem điện thoại khi đi trên đường.

Những thông tin như vậy có thể xem như chuyện vui. Nhưng nhiều quốc gia, trong đó có Singapore, đang thể hiện rõ sự lo ngại khi những người dễ chịu tổn thương nhất từ hội chứng nghiện smartphone đang ngày càng trẻ hơn.

Với dân số chỉ khoảng 6 triệu người, Singapore là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng smartphone cao nhất thế giới. Đảo quốc sư tử cũng là nơi có các chuyên gia về hội chứng nghiện kỹ thuật số, phòng khám các bệnh liên quan đến mạng Internet, và một chiến dịch nhằm đưa chứng nghiện kỹ thuật số chính thức được công nhận.

"Giới trẻ thiếu sự chín chắn, khiến họ khó kiểm soát việc sử dụng smartphone của bản thân", ông Chong Ee-Jay, giám đốc phòng khám Touch Cyber Wellness Centre của Singapore, nhận xét.

Vỉa hè với lời cảnh báo người dùng smartphone chú ý ở Trùng Khánh, Trung Quốc.Ảnh: AP

Ông Chong tỏ ra lo ngại thực sự về cách hành xử của những đứa trẻ khi có điện thoại. "Bọn trẻ ở đây có điện thoại từ lúc còn rất nhỏ như một phần trong chương trình học ở trường", ông Chong nói. Ở Singapore, việc thầy cô giáo giao bài tập về nhà cho học sinh thông qua ứng dụng di đông WhatsApp không phải là chuyện hiếm.

Ở Hàn Quốc, một nữ sinh 19 tuổi có tên Emma Yoon đã được điều trị chứng nomophobia từ tháng 4/2013. "Chiếc điện thoại đã trở thành thế giới của tôi, một phần của tôi. Tim tôi đập mạnh và lòng bàn tay tôi vã mồ hôi nếu tôi nghĩ mình đã mất điện thoại. Bởi thế mà tôi không bao giờ đi đâu nếu không có điện thoại bên mình", Yoon cho biết.

Cha mẹ của Yoon cho biết, việc sử dụng smartphone đã làm trầm trọng thêm những vấn đề về hành xử của con gái họ. Yoon bắt đầu rời xa các thú tiêu khiển trước kia và các hoạt động ở trường học.

Nghiên cứu đề cập ở trên của Hàn Quốc phát hiện ra rằng, những người sử dụng smartphone cho các mục đích truyền thông xã hội có khả năng mắc nghiện nhiều hơn. Một khi mắc nghiện smartphone, người nghiện sẽ xem chiếc điện thoại là chìa khóa duy nhất để mở rộng giao tiếp. Trẻ em và người trẻ nghiện smartphone sẽ cảm thấy mông lung và mất khả năng kết nối với người khác nếu không có điện thoại.

Ở một số nước châu Á nơi học sinh được giao nhiều bài tập về nhà phải tự mình hoàn thành, điện thoại là cách duy nhất để các em kết nối với bạn bè, tán gẫu và chia sẻ. Bởi vậy, smartphone chiếm một vị trí rất lớn đối với các em.

"Rối loạn tâm thần"

Đến nay, nhiều quốc gia đã bắt đầu áp dụng các quy định nhằm kiểm soát việc sử dụng smartphone.

Tại Hàn Quốc, một ứng dụng cho phép Chính phủ giám sát việc sử dụng smartphone trong độ tuổi thiếu niên đã làm dấy lên tranh cãi. Vào năm 2011, giới chức Hàn Quốc đã tung một loạt biện pháp nhằm cấm trẻ em truy cập vào các trò chơi trực tuyến sau nửa đêm.

Trung Quốc, một trong những nước đầu tiên trên thế giới coi nghiện Internet là một rối loạn lâm sàng, đã thiết lập các trại cai nghiện Internet theo phong cách quân đội để chữa chứng nghiện này.

Theo bác sỹ tâm lý Thomas Lee, các nước châu Á khác nên học theo cách làm của Trung Quốc và đưa chứng nghiện smartphone vào danh sách chính thức các "rối loạn tâm thần".

"Sử dụng smartphone để làm lợi cho tâm trạng của một con người cũng gần giống như cách mà ma túy có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người", ông Lee nói. "Giống như nghiện ma tuý, nghiện smartphone có thể có các triệu chứng như bất an, lo lắng, thậm chí là giận dữ".

Thủ tướng Ấn Độ Nerandra Modi chụp ảnh selfie. Nhiều nhà lãnh đạo châu Á đã dùng smartphone và mạng xã hội để gia tăng ảnh hưởng.Ảnh: Reuters

Tuy vậy, cũng có nhiều ý kiến cho rằng đang có sự "thổi phồng" về vấn đề nghiện smartphone, rằng đây chí là một phần trong xu hướng của xã hội hiện đại. Chuyên tâm lý Marlene Lee của Singapore nói các chứng rối loạn liên quan đến công nghệ không phải là mới.

"Việc nghiên cứu mới chỉ bắt đầu nên vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp ở thời điểm hiện nay. Nghiện công nghệ thực ra có cơ chế chung giống như các chứng nghiện khác, và chỉ mang một ‘gương mặt' khác mà thôi", bà Lee nói.

Bác sỹ tâm thần Andrian Wang cũng đồng tình với quan điểm của bà Lee và nói không muốn chẩn bệnh các chứng nghiện này để tránh "y học hóa" các vấn đề xã hội, bởi đây đơn giản chỉ là "một phần của những vấn đề xã hội lớn hơn như sự ích kỷ cá nhân".

Chắc chắn sẽ còn có nhiều sáng tạo mới liên quan đến chiếc smartphone ở châu Á, giống như gậy selfie, hình ảnh đại diện (avatar) động hay biểu tượng cảm xúc. Tuy vậy, các chuyên gia tâm lý ở châu Á hy vọng rằng tất cả những gì được chia sẻ sẽ là những điều tích cực và sáng tạo chứ không phải là cảm giác lo lắng, bất an.

Người biểu tình Hồng Kông giơ cao smartphone hồi năm 2014.Ảnh: Getty

Theo VnEconomy

Share facebookShare facebook

Tin Cùng Chuyên Mục

Trang 1 / 1

Bạn đã đọc tin này chưa ?

Go Top
Chat hỗ trợ
Chat ngay