Có lẽ nhiều bạn đọc sẽ còn lạ với chipset AMD A68H mới ra mắt từ cuối năm vừa qua do chưa có nhiều nhà sản xuất sử dụng và ra sản phẩm chính thức, với MSI A68HM-E33 thì có lẽ mọi người sẽ có cái nhìn cận cảnh và chính xác hơn.
Đầu tiên, chipset AMD A68H được AMD thiết kế để thay thế cho chipset A58 cũ kỹ, cả hai chipset đều hỗ trợ cho socket AMD FM2+ với hàng loạt các APU mới bao gồm cả 3 thế hệ. Hình ảnh dưới đây sẽ cho bạn đọc thấy rõ sự khác biệt giữa 3 phân khúc chính của thị trường mà AMD đã định hình, A68H sẽ thay cho A58 và sẽ là đại diện cho phân khúc bình dân.
Cao cấp nhất là chipset AMD A88X với khả năng hỗ trợ toàn diện tất cả những tính năng mới và mạnh nhất của AMD đối với các APU, như khả năng hỗ trợ ép xung, AMP, CrossFireX, RAID,…. trong khi A68H sẽ tiệm cận với A78 khi tăng cường các cổng SATA III và USB 3.0 cũng như tính năng đồ họa song song mà trước đây AMD dùng tự Hybrid CrossFire, kết hợp giữa iGPU trong APU và một VGA rời bên ngoài. Nếu so với A58 thì A68H tốt và mạnh hơn toàn diện về tính năng, điều này là hoàn toàn không phải bàn cãi thêm nữa.
Trở lại với A68HM-E33, tính năng được quảng bá hàng đầu vẫn là linh kiện chất lượng cao nhất thuộc đẳng cấp quân đội.
Và trọn bộ các tính năng bảo vệ mà nền tảng này mang đến, với những thiết kế này thì nói đơn giản là vật liệu tốt kết hợp thiết kế tốt thì sản phẩm hay hệ thống của bạn sẽ hoạt động ổn định và bền bỉ hơn nhiều so với những sản phẩm không được trang bị các yếu tố này.
Tương tự như các sản phẩm nền tảng Intel, BIOS cho các mainboard AMD đời mới như A68HM-E33 có khả năng vận hành mạnh mẽ cũng như đầy đủ tính năng tượng tự, MSI gọi là Click BIOS 4.
Chỉ cần có kết nối internet thì bạn đã có thể cập nhật đầy đủ toàn bộ driver, tiện ích và cả BIOS của hệ thống, một trong những công cụ hoạt động tốt và hiệu quả của MSI, sau công cụ ép xung After Burner.
Fast Boot cho phép hệ thống khởi động nhanh nhất có thể trong khi M-Flash cho phép bạn cập nhật BIOS dễ dàng nhất.
USB 3.0 và SATA III là nâng cấp sáng giá hàng đầu và đáng kể nhất nếu so với các mainboard sử dụng chipset A58 trước đây và nó cũng theo xu hướng thời thượng.
Tính năng này giúp cổng USB của hệ thống an toàn hơn và tất nhiên bao gồm cả thiết bị nữa.
Thông số kỹ thuật cơ bản của mainboard MSI A68HM-E33
Hình ảnh sản phẩm chính thức cũng như bao bì vỏ hộp chuẩn mực, thiết kế theo phong cách rất quen thuộc của MSI, ở trang sau sẽ là đầy đủ thiết kế cũng như hiệu năng và các kết quả so sánh.
Còn đây là sản phẩm chính thức, A68HM-E33 với cái nhìn toàn cảnh và chi tiết từng linh kiện:
Bao bì chính thức, gọn nhẹ do kích thước của mainboard cũng không phải chuẩn ATX và bên trong cũng không nhiều phụ kiện.
Tem phụ với mã vạch, serial và thông số kỹ thuật cơ bản ngắn gọn.
Đây là toàn bộ những gì bạn nhận được khi mua mainboard MSI A68HM-E33, phụ kiện rất gọn gàng với tài liệu, tấm thép, hai cáp SATA III mà thôi.
Toàn bộ phụ kiện bạn nhận được, vừa đủ dùng cho một hệ thống máy cơ bản trong khi dư đối với các phòng game.
Nhân vật chính với PCB màu đen nâu cực kỳ quen thuộc đối với các mainboard bình dân của MSI, thay vì sử dụng màu đen toàn bộ. Kích thước nhỏ gọn cũng giúp cho sản phẩm này có giá thành hợp lý hơn và các giao tiếp, cổng mở rộng là hoàn toàn đủ sức đáp ứng nhu cầu sử dụng cơ bản của mọi người.
Mặt lưng cũng gọn gàng và hầu như không chứa nhiều linh kiện gì cả, tấm thép lưng có thiết kế đặc biệt giúp khả năng chịu lực tốt hơn nhiều so với các kiểu thông thường trước đây.
Các giao tiếp có sẵn của MSI A68HM-E33, hai USB 2.0 và hai USB 3.0, giao tiếp hình ảnh cơ bản bao gồm D-Sub và HDMI, LAN Gigabit, giao tiếp P/S2 đầy đủ cả hai cổng.
Ba khe cắm mở rộng thuộc ba loại, một dành cho VGA và một cho card Sound, LAN chẳng hạn và một dạng PCI cổ điển dành cho ai vẫn còn hoài niệm và muốn tận dụng lại các phần cứng cũ.
Chip IO, thương hiệu này là rất thường thấy trên các mainboard MSI.
Tản nhiệt cho chipset, sau quá trình thử nghiệm thì thực sự mà nói nó chỉ vừa đủ chứ không dư, khi hệ thống hoạt động hết công suất thì tản nhiệt này khá nóng.
Toàn bộ 4 cổng SATA III này đều do chipset AMD A68H trực tiếp quản lý, không thông qua chip trung gian nào cả.
Chip sound ALC887, chip thì không tệ chút nào và rất thời thượng nhưng phần mạch âm thanh thì như bạn cũng có thể thấy là nó khá hạn chế tương tự như hàng loạt các mainboard giá rẻ, bình dân khác.
Phase cấp nguồn chính cho APU, phần này cấp nguồn chính cho các nhân CPU bên trong và một phần còn lại sẽ cấp nguồn cho các iGPU, IMC,….
Hai khe cắm RAM duy nhất, hỗ trợ dung lượng tới đa mỗi khe 8GB (lý thuyết là nền tảng hỗ trợ tổng cộng 32GB RAM nhưng theo đánh giá cá nhân và chủ quan của người viết thì các thanh RAM 16GB là cực kỳ khó tìm và khả năng tương thích nếu có sản phẩm thực tế thì cũng sẽ cực kỳ hạn chế). Trở lại với MSI A68HM-E33 thì mặc định mỗi khe tối đa 8GB, xung nhịp 2133MHz và tất nhiên là phụ thuộc vào IMC của APU mà bạn sử dụng.
Phase nguồn cho RAM, ít nhiều thì nó cũng khá hoành tráng và cá nhân người viết nghĩ rằng nó hoàn toàn đủ sức để gánh các dung lượng RAM và xung nhịp cao.
Phase nguồn còn lại cấp trực tiếp vào APU hay CPU đã được nói đến ở trên.
Dù là mainboard dòng tương đối thấp nhưng những tính năng đặc biệt vẫn luôn hiện diện như OC Genie 4 chẳng hạn, dù chỉ là dạng nút bấm mềm trong BIOS chứ không được bị nút cứng trên PCB.
Tem model sản phẩm được dán vào PCB như thông lệ rất quen thuộc của MSI.
Hệ thống thử nghiệm:
- Mainboard MSI A68HM-E33
- APU AMD A10-7700K
- RAM Mushkin DDR3 2133MHz 4GBx2
- SSD OCZ Vertex 460A 240GB SATA III
- PSU Cooler Master G550M
- OS Windows 7 64bit Ultimate SP1
Kết quả benchmark:
Và so sánh với các hệ thống khác, khá bất ngờ khi mainboard này cho hiệu năng cực kỳ ấn tượng, có vẻ như MSI đã tối ưu các thông số tương đối tốt.
Thay lời kết, MSI đã làm rất tốt khi cố gắng mang đến một nền tảng đầy nội lực mạnh mẽ cho các APU của AMD dù rằng thị trường nói chung và thị phần riêng của AMD vẫn còn nhỏ, nhưng hiệu năng cao và giá thành hợp lý là điều được thể hiện rất rõ ràng, đúng với tiêu chí của AMD và phần nào của MSI. Cá nhân người viết cho rằng ngoài mọi thứ đều được làm khá tốt thì giá như MSI trang bị thêm vài cổng USB nữa ở đằng sau thì sẽ tiện dụng hơn cho người dùng nhiều bởi 4 thì đôi khi vẫn là hơi thiếu nếu không có thùng máy hoặc hạn chế khe cắm mở rộng.
Dù sau, đây vẫn là một trong những sản phẩm sáng giá, một nền tảng rất đáng cân nhắc từ cả AMD lẫn MSI.
http://magazine.ocer.vn/mainboard-msi-a68hm-e33-thay-the-va-tien-tien-hon-chipset-amd-a58-cu-nhieu/