• .
  • Chúc mừng giánh sinh và năm mới 2025
  • Smallrig phu kien ho tro quay gan gimbal rs3 rs2 rsc2.jpg
  • Balo túi đeo PGYTECH 3L 4L 6L 10L 11L 22L 25L 35L
  • Tilta Phụ kiện các loại giá tốt nhất

Hướng dẫn cách xử lý khi website bạn bị tụt hàng từ khoá

Trong quá trình làm SEO rất nhiều trường hợp website bị tụt hạng từ khoá, từ khoá không tăng hạng, mất lượng nhấp vào theo thống kê webmaster tools ! Dưới đây là 1 số cách bạn có thể áp dụng để cải thiện được phần nào đánh giá google về website bạn, tăng hạng từ khoá

Khắc phục từ khoá bị rớt hạng

Thứ nhất: Tăng tốc độ Website.

Chắc hẳn nhiều người đều biết rõ vai trò quan trọng của tốc độ websie ảnh hưởng như thế nào tới SEO. Vào năm 2010 Google đã thông báo là họ sẽ sử dụng tốc độ site để đánh giá xếp hạng. Chính vì thế khi thứ hạng website bị tụt, việc nâng cấp kiểm tra tốc độ website là điều dễ hiểu.

Khi Google xếp hạng cao một website có tốc độ load chậm thì người dùng chắc chắn sẽ có một trải nghiệm trên website đó không được tốt. Đó là nguyên nhân họ sử dụng Google ít đi đồng nghĩa với doanh thu của Google cũng giảm.

Vì thế làm thế nào để cải thiện tốc độ load của website? Có một giải pháp miễn phí mà lại đơn giản để bạn sử dụng. Tất cả những gì bạn cần là làm theo hướng dẫn mà thôi.
Đó chính là Google Page Speed. Bạn chỉ cần đăng kí, sau đó làm theo vài bước không có liên quan quá nhiều tới kĩ thuật. Bạn sẽ thấy tốc độ load website được cải thiện.

Thứ hai: Tăng cường liên kết nội bộ

Một điểm dễ nhận thấy ở hầu hết những người mới làm SEO cho website của mình là chạy đua về số lượng backlink mà quên đi mất vai trò của internal link – những liên kết nội bộ được biết đến là những liên kết từ page này tới page khác trên website của bạn.

Một điểm cần lưu ý nữa đó là, nếu bạn có vô tình có sử dụng internal link thì chắc chắn bạn cũng sử dụng internalink theo dạng giàu từ khóa. Có nghĩa là bất cứ khi nào bạn thực hiện internal link từ bài viết này tới bài viết khác thì bạn lại sử dụng từ khóa chính cần SEO vào liên kết nội bộ đó. Điều này không tốt một chút nào.
Thay vào đó hãy sử dụng những từ khóa dài có liên quan ( từ khóa long tail) để làm liên kết nội bộ. Việc làm này sẽ giúp website của bạn đuợc xếp hạng cho những từ khóa dài có liên quan đó.

Bí quyết của việc tận dụng internal link là tránh sử dụng lặp đi lặp lại một từ khóa chính ( giàu từ khóa). Bạn cũng không nên sử dụng một từ khóa dài quá 10 lần để làm internal link.

Bạn cũng nên lưu ý là đừng có mong chờ quá vào việc sẽ thấy kết quả ngay lập tức khi bắt đầu sử dụng internal link. Thông thường cũng phải mất tầm 2-3 tháng để liên kết có hiệu lực

Bạn cũng không thể lao vào những page hay những bài post cũ để nhồi hàng đống liên kết nội bộ về nó. Bạn cần làm từ từ theo thời gian và cũng cần phải liên kết tới cả những bài viết mới.

Thứ ba: Xây dựng backlink nhiều nhưng không phải trang bị tụt hạng

Phản ứng thông thường của bạn khi từ khóa bị rớt hạng là gì? Bạn cần xây dựng nhiều backlink thêm nữa đúng vậy không nhỉ ?

Hầu hết mọi người thường mắc phải sai lầm là xây dựng rất rất nhiều backlink tới những trang bị rớt hạng từ khóa. Bạn phải hiểu rằng Google thừa thông mình để phát hiện được một web page có sự tăng trưởng backlink với một tốc độ bất bình thường.

Vì thế nếu bạn xây dựng quá nhiều liên kết tới một web page bị rớt hạng, bạn sẽ nhận ra rằng thứ hạng sẽ càng bị rớt thê thảm hơn nữa.


Nhưng nếu bạn xây dựng link tới những trang khác trên website và sử dụng khéo léo việc đa dạng hóa anchor text, bạn sẽ nhận ra rằng thứ hạng không những ổn định mà còn tăng nữa. Việc này làm tăng uy tín cho toàn bộ website đồng nghĩa với việc những từ khóa của bạn sẽ bắt đầu xếp hạng cao hơn.

Thứ tư: Làm mới nội dung của trang

Đây có lẽ là cách đơn giản nhất và cũng hiệu quả nhất.
Google thích xếp hạng những trang có nội dung tươi mới hơn là những trang cũ. Vì thế bằng cách cập nhật lại nội dung, thêm hình ảnh vào những bài viết cũ, bạn sẽ tạo ra được trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Đây là nguyên nhân mọi người ở lại lâu hơn trên website và tăng cơ hội họ liên kết tới webstie cũng như chia sẻ nội dung website của bạn lên mạng xã hội.

Thứ năm: Tối ưu thiết kế của bạn.

Di động và máy tính bảng ngày càng phát triển nhanh và nhiều hơn laptop, desktop. Vì thế bạn cũng cần đảm bảo rằng website của mình phải tưong thích với tất cả các loại thiết bị này. Bạn sẽ tăng lợi thế cho việc giữ thứ hạng cao đây là điều mà các công ty thiết kế website tại Hà Nội hay những công ty thiết kế web cho khách hàng.

Nếu không thì Google sẽ khó mà chọn để xếp hạng những website không thân thiện mobile khi mà phần lớn người tìm kiếm lại đang sử dụng thiết bị di động.
Thông qua Google analytic bạn có thể nhìn thấy các loại thiết bị mà người dùng sử dụng để ghé thăm website của bạn. Để tìm ra loại thiết bị nào mà họ sử dụng. tất cả những gì bạn phải làm là login vào Google Analytics sau đó click vào mục Audience sau đó là “ mobile” và “ device”

Một cách đơn giản để đảm bảo rằng bạn đang cung cấp một trải nghiệm trên mobile tốt, đó là đảm bảo website của bạn load nhanh. Bạn có thể làm điều đó thông qua Google Page Speed đã đề cập ở trên.

Tiếp theo bạn cần cung cấp một trải nghiệp tốt trên mobile và tablet bằng cách thiết kế responsive cho website có nghĩa là làm cho giao diện web đáp ứng dủ mọi kích thước màn hình của thiết bị di động.

Share facebookShare facebook

Tin Cùng Chuyên Mục

Trang 1 / 1

Bạn đã đọc tin này chưa ?

Go Top
Chat hỗ trợ
Chat ngay