• Smallrig phụ kiện cage, l plate, rig, tools
  • Smallrig phu kien ho tro quay gan gimbal rs3 rs2 rsc2.jpg
  • Balo túi đeo PGYTECH 3L 4L 6L 10L 11L 22L 25L 35L
  • Tilta Phụ kiện các loại giá tốt nhất

Card đồ họa Gigabyte N960Xtreme-4GD bộ nhớ 4GB GDDR5

N960Xtreme-4GD thuộc dòng Xtreme Gaming và cũng là mẫu card được Gigabyte đẩy xung nhịp lên mức cao nhất có thể. Điều này cũng đồng nghĩa với hiệu năng sẽ cao thêm một chút và tốc độ xử lý đồ họa, game tốt hơn.



Thiết kế card dựa trên mẫu GPU tầm trung GeForce GTX 960 của Nvidia, nhắm tới việc chinh phục số đông người dùng và là lựa chọn hấp dẫn nhất hiện nay do được đánh giá cao về tỷ suất hiệu năng và giá. Điểm quan trọng nhất của sản phẩm là chơi mượt các game offline ở độ phân giải 1080p với thiết lập chất lượng đồ họa cao nhất mà vẫn đạt ngưỡng 60 fps (khung hình mỗi giây).
Trong bài viết, chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu kỹ hơn về kiến trúc đồ họa và sức mạnh của N960Xtreme-4GD dựa trên những công cụ benchmark tiêu chuẩn cùng một số tựa game nặng để thấy được cách thức card đồ họa xử lý các game hiện nay như thế nào. Sản phẩm có giá tham khảo 6,65 triệu đồng.

Ưu điểm
  • Tỷ suất hiệu năng/giá cao.
  • Chơi mượt game ở độ phân giải 1080p.
  • Trang bị 4GB RAM GDDR5.
  • Công nghệ Ultra Durable mang lại sự tin cậy và ổn định.
  • Tản nhiệt chạy êm cả khi tải nặng.
Khuyết điểm
  • Giá cao hơn so với một số card cùng phân khúc.
Thiết kế

N960Xtreme-4GD_tinhte.vn 2.jpg


Thiết kế N960Xtreme-4GD dựa trên nhân đồ họa GeForce GTX 960 và được ép xung sẵn khi xuất xưởng nên hoạt động ở xung nhịp cao hơn mức tiêu chuẩn Nvidia công bố. Cụ thể xung nhịp mặc định của GPU là 1.279 MHz và có thể tăng tốc đạt 1.367 MHz ở chế độ OC Mode. Card cũng được trang bị 2GB GDDR5 với xung nhịp (mem clock) 1.752 MHz và giao tiếp bộ nhớ 128 bit.

Cũng cần nói thêm là dòng Xtreme Gaming được Gigabyte ép xung khá “mạnh tay”. Vì vậy những sản phẩm thuộc dòng này không chỉ thiết kế lại từ kiểu dáng cho đến chất lượng linh kiện cũng được chọn lọc theo tiêu chuẩn Ultra Durable nhằm đạt được sự bền bỉ và ổn định khi hoạt động. Điều này sẽ hỗ trợ các tay ép xung chuyên nghiệp trong việc tinh chỉnh điện thế và tốc độ quạt phù hợp để đẩy xung nhịp lên cao hơn nữa một cách dễ dàng.

N960Xtreme-4GD_tinhte.vn 4.jpg

Hệ thống tản nhiệt WindForce 2x với 2 quạt làm mát cỡ lớn cùng các ống đồng dẫn nhiệt tiếp xúc trực tiếp bề mặt GPU, không chỉ tăng hiệu quả tản nhiệt đến 23% mà còn giảm tiếng ồn phát sinh, giúp việc ép xung tốt hơn do nhiệt độ GPU luôn thấp hơn so với tản nhiệt tiêu chuẩn.

N960Xtreme-4GD cũng có tấm kim loại ốp ở mặt sau (backplate) nhằm tăng độ cứng cáp và bảo vệ các linh kiện bên dưới. Bo mạch (PCB) được phủ một lớp bảo vệ nhằm hạn chế sự đoản mạch do bụi bẩn, chất ăn mòn hay chất lỏng rò rỉ từ bộ tản nhiệt nước. Tất nhiên lớp bảo vệ này chỉ có phạm vi nhất định và nhà sản xuất cũng khuyến cáo người dùng luôn cẩn trọng để giữ an toàn cho card đồ họa và các thiết bị phần cứng khác.

Về kích cỡ, N960Xtreme-4GD chiếm hai khe gắn card mở rộng nên dễ dàng nâng cấp về sau khi cần ghép nối 2 card chạy với cấu hình SLI. Các ngõ xuất tín hiệu hình ảnh gồm dual-link DVI, HDMI và có đến 3 ngõ DisplayPort, kết hợp cùng công nghệ Gigabyte Flex giúp tự động phát hiện và ghép nối 4 màn hình cùng lúc để hiển thị những hình ảnh có độ phân giải lên tới 5.760 x 1.080 pixel cho nhu cầu chơi game, trình chiếu phim ảnh hoặc cần mở rộng không gian làm việc với nhiều ứng dụng cùng lúc.

Mẫu card Xtreme Gaming mới cần hai đường cấp nguồn +12V PCIe 8 chân và 6 chân với công suất 120W và bộ nguồn 400W trở lên nhằm đủ đáp ứng yêu cầu hệ thống.

Công nghệ, tính năng đặc trưng

GPU Maxwell_tinhte.vn.jpg


Như đề cập trên, thiết kế N960Xtreme-4GD dựa trên GPU GTX 960, kiến trúc Maxwell nên mặc nhiên thừa hưởng một số tính năng giúp cải thiện chất lượng hình ảnh, mang đến game thủ những trải nghiệm giống với môi trường thực tế hơn. Chẳng hạn công nghệ Voxel Global Illumination (VXGI) giúp thể hiện hình ảnh tương tác với ánh sáng theo thời gian thực.

Dynamic Super Resolution (DSR) giúp GPU có thể xuất tín hiệu hình ảnh 4K trên màn hình độ phân giải Full HD qua việc lọc và tăng chất lượng điểm ảnh. Hiểu một cách đơn giản, DSR sẽ dựng hình ở độ phân giải cao, chi tiết hơn và sẽ tự động điều chỉnh cho phù hợp với độ phân giải hỗ trợ của màn hình khi xuất tín hiệu.

GPU Maxwell_tinhte.vn 2.png

Đáng chú ý là cơ chế khử răng cưa đa khung hình (multi-frame sampled anti-aliasing hay MFAA) có chức năng làm mịn hình ảnh không kém cơ chế khử răng cưa đa mẫu (MSAA) truyền thống nhưng hiệu quả hơn do ít ảnh hưởng đến tốc độ dựng hình. Các nhân xử lý đồ họa cũng hỗ trợ kiến trúc tính toán song song CUDA (Compute Unified Device Architecture), khai thác sức mạnh tính toán chung giữa CPU và GPU, giúp tăng tốc khả năng xử lý đa phương tiện như chỉnh sửa hình ảnh hoặc biên tập video.

Bên cạnh đó, GPU Maxwell cũng là thế hệ đồ họa đầu tiên của Nvidia hỗ trợ chuẩn HDMI 2.0 và khả năng mã hóa và giải mã video 4K định dạng H.265 (HEVC) ở cấp phần cứng cùng một số tính năng truyền nội dung trực tuyến nhanh và dễ dàng hơn.

Cấu hình thử nghiệm

Extreme 1080p.png

Để các bạn dễ hình dung sức mạnh của mẫu card Gigabyte GTX 960, Tinhte sử dụng cấu hình thử nghiệm xây dựng trên nền tảng Haswell-E với bo mạch chủ Asus X99 Deluxe, CPU Intel Core i7-5930K, RAM Adata DDR4 XPG V1 2400 16GB, bus 2.400 MHz và nguồn SilverStone Strider Plus 1000W.

Về CPU Core i7-5930K, dù chỉ có 6 nhân vật lý và hỗ trợ công nghệ hyper threading nhưng thiết kế mẫu chip này vẫn có đến 40 tuyến PCI Express 3.0 để truyền tín hiệu trực tiếp giữa CPU và card đồ họa rời, tương tự Core i7-5960X. Điều này giúp khắc phục được tình trạng nghẽn băng thông đồ họa vốn rất cần để xử lý một lượng lớn dữ liệu cùng lúc.

Bên cạnh những công cụ benchmark đánh giá tổng thể hiệu năng như PCMark, 3DMark và Heaven Benchmark 4.0, Tinhte cũng kiểm thử khả năng chiến game ở độ phân giải HD 720p và full HD. Quá trình thử nghiệm, hệ thống chạy với thông số thiết lập mặc định của nhà sản xuất và kết quả các phép thử chỉ được ghi nhận sau ba lần test.

Hiệu năng

Thief 4.jpg



Xét tổng thể sức mạnh mẫu card GTX 960 của Gigabyte đủ để chinh phục tất cả phép thử theo kịch bản Tinhte xây dựng ở độ phân giải 1080p cùng mức thiết lập đồ họa cao nhất. Kết quả này đủ để game thủ có được trải nghiệm tốt với những cung đường bụi bặm, gai góc và không chút màu mè của DiRT 3, “thành phố nổi Columbia trong Bioshock Infinite hoặc thót tim khi chứng kiến Lara Croft rơi vào những tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc trong Tomb Raider reboot.

Cụ thể trong phép thử đồ họa 3DMark Fire Strike, cấu hình thử nghiệm đạt 7.106 điểm tổng thể và riêng Graphic đạt 8.024 điểm. Tương tự trong phép thử 3DMark Cloud Gate đạt 25.403 điểm tổng thể, trong đó Graphic là 50.555 điểm.

2016-05-17 (10).png


Với Heaven Benchmark, phép thử đồ họa có nhiều nét tương đồng với 3DMark nhưng nhấn mạnh công nghệ Tessellation, N960Xtreme-4GD đạt 857 điểm và khả năng dựng hình đạt 34 fps ở độ phân giải 1.920 x 1.080 pixel cùng thiết lập đồ họa Extreme.

Chẳng hạn Alien vs. Predator đạt đến 82,7 fps chất lượng đồ họa High và giảm còn 56,9 fps khi đẩy các thiết lập đồ họa lên mức cao nhất. Tương tự Tomb Raider - dòng game được phát triển một phần dựa trên công nghệ AMD Gaming Evolved cũng đạt 123 fps và giảm còn 88,6 fps. Riêng Thief 4, một tượng đài trong thể loại stealth action cũng đạt 67,1 fps và giảm còn 52,6 fps. Tham khảo chi tiết trong bảng kết quả bên dưới.

Nhiệt độ, công suất tiêu thụ

Kiểm tra khả năng tản nhiệt card đồ họa và công suất tiêu thụ cấu hình thử nghiệm (không bao gồm màn hình) qua phép thử đồ họa 3DMark 11, nhiệt độ và công suất hệ thống được ghi nhận qua phần mềm GPU-z và Logger Lite trong môi trường khoảng 27 độ C.

Như đề cập trên, thiết kế card dựa trên kiến trúc Maxwell có khả năng kiểm soát tốt hơn mức tiêu thụ điện năng trong khi vẫn đạt được hiệu suất như mong muốn. Chính vì vậy, không chỉ có hiệu năng cao hơn mà N960Xtreme-4GD còn có mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn đối thủ trực tiếp là AMD R9 380 khoảng 30 watt khi chạy ở mức tải tối đa (full load).

Cụ thể trong phép thử đồ họa 3DMark và chơi game, nhiệt độ GPU dao động ở mức 73 độ C và công suất tiêu thụ của hệ thống là 263,8 watt, thấp hơn 27,2 watt so với MSI R9 380 Gaming 2G.

Ở chế độ không tải, nhiệt độ GPU dao động ở mức 43 độ C, mức công suất tiêu thụ của cấu hình thử nghiệm là 83,6W, tính theo trị số trung bình cộng. Nếu so với một số mẫu card GTX 960 mà Tinhte từng thử nghiệm thì nhiệt độ này được xem là cao.

Tuy nhiên trên thực tế, điều này vẫn xem là bình thường vì ở chế độ không tải hoặc chạy các ứng dụng văn phòng, chơi game đơn giản thì card tự động chuyển sang chế độ Silent mode và cả hai quạt đều không hoạt động. Đây cũng là một tính năng đặc trưng của công nghệ tản nhiệt WindForce 2x giúp hệ thống hoạt động êm hơn và giảm lượng điện năng tiêu thụ.

Tổng quan sản phẩm

Chart 3DMark Fire Strike.jpg

Về mặt kỹ thuật thì GTX 960 chỉ bằng phân nửa so với GTX 980 nhưng vẫn có khả năng chơi tốt các game online lẫn offline ở độ phân giải 1080p, thiết lập chất lượng đồ họa cao nhất mà vẫn đạt 60 khung hình mỗi giây, ngưỡng tối ưu mà game thủ hướng đến.

So với Gigabyte N960G1 Gaming-2GD, mẫu card cùng dòng mà Tinhte từng thử nghiệm thì N960Xtreme-4GD nhỉnh hơn về mặt hiệu năng. Bộ nhớ đồ họa cũng nâng lên mức 4GB GDDR5, cao gấp đôi so với card cũ nhưng điều này chỉ thực sự có ý nghĩa với các ứng dụng, game đòi hỏi cao về bộ nhớ.

Tất nhiên đi kèm với những nâng cấp này là giá bán. Cụ thể N960Xtreme-4GD hiện có giá tham khảo 6,65 triệu đồng, cao hơn một chút so với 6,3 triệu đồng của N960G1 Gaming-2GD và nhất là mẫu R9 380 Gaming 2G, đối thủ đáng gờm đến từ MSI có giá chỉ 5,98 triệu đồng.

Share facebookShare facebook

Tin Cùng Chuyên Mục

Trang 1 / 1

Bạn đã đọc tin này chưa ?

Go Top
Chat hỗ trợ
Chat ngay