• .
  • Chúc mừng giánh sinh và năm mới 2025
  • Smallrig phu kien ho tro quay gan gimbal rs3 rs2 rsc2.jpg
  • Balo túi đeo PGYTECH 3L 4L 6L 10L 11L 22L 25L 35L
  • Tilta Phụ kiện các loại giá tốt nhất

California muốn cấm điện thoại đã mã hoá sẵn, Apple đau đầu

Nếu không tuân theo điều luật này, nhà sản xuất sẽ đối mặt với án phạt 2.500 USD cho mỗi thiết bị bán ra, trang CNET cho hay.

Nếu không tuân theo điều luật này, nhà sản xuất sẽ đối mặt với án phạt 2.500 USD cho mỗi thiết bị bán ra.

Dù đang là ngôi nhà của trung tâm công nghệ cao lớn nhất thế giới, thung lũng Silicon, bang California (Mỹ) lại đang lên kế hoạch áp dụng một điều luật chắc chắn sẽ khiến các công ty công nghệ gặp ảnh hưởng nặng nề.

Trong tuần vừa qua, nghị sỹ Jim Cooper, thành viên Hạ viện bang California, đã đề ra dự luật yêu cầu tất cả các smartphone được sản xuất "trong hoặc sau ngày 1/1/2017 và được bán tại California sau đó phải có khả năng được giải mã và mở khoá bởi nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp hệ điều hành". Nếu không thoả mãn yêu cầu này, người bán sẽ phải đối mặt với án phạt 2.500 USD trên mỗi chiếc smartphone bán ra.

Trong trường hợp dự luật này đi vào thực hiện, gần như toàn bộ các mẫu iPhone và smartphone Android hiện tại được bán ra sẽ bị cấm bán tại bang Califronia. Trước đó, Apple đã khẳng định không thể vượt qua passcode trên iPhone hoặc iPad nên không thể cung cấp thông tin riêng tư cho chính phủ, còn Google cho biết cũng thực hiện mã hoá trên các dòng Android mới, nhưng trong phần lớn các trường hợp vẫn có thể cung cấp dữ liệu người dùng.

Nếu không tuân theo điều luật này, nhà sản xuất sẽ đối mặt với án phạt 2.500 USD cho mỗi thiết bị bán ra.

Để được áp dụng tại bang California, dự luật này phải được thông qua bởi cả Hạ viện và Thượng viện California, sau đó được Thống đốc Jerry Brown ký ban thảo.

Thượng viện New York trước đó cũng đã đề ra một dự luật gần giống như dự luật trên tại California. Tuy vậy, trong trường hợp của New York, Thượng viện bang này cũng đã ra mắt một trang bình chọn trên website chính thức để người dân có thể bày tỏ ý kiến của mình với các thượng nghị sỹ.

Kể từ sau vụ việc Edward Snowden cũng như sự trỗi dậy mạnh mẽ của ISIS, vấn đề mã hoá thiết bị đã liên tục gây tranh cãi tại Mỹ và các nước phương Tây khác. Trong khi chính quyền Obama và các đơn vị tình báo luôn muốn có "cửa hậu" để xâm nhập vào thiết bị với lý do ngăn ngừa khủng bố, các hãng công nghệ gần như luôn lựa chọn vị trí ủng hộ mã hoá nhằm bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng.

Share facebookShare facebook

Tin Cùng Chuyên Mục

Trang 1 / 1

Bạn đã đọc tin này chưa ?

Go Top
Chat hỗ trợ
Chat ngay