• Smallrig phụ kiện cage, l plate, rig, tools
  • Smallrig phu kien ho tro quay gan gimbal rs3 rs2 rsc2.jpg
  • Balo túi đeo PGYTECH 3L 4L 6L 10L 11L 22L 25L 35L
  • Tilta Phụ kiện các loại giá tốt nhất

5 sự kiện làm nên Microsoft của năm 2012

Năm 2012 có thể được xem là năm đánh dấu bước chuyển mình lớn nhất trong lịch sử . Tuyên bố này có thể không nhận được sự đồng tình từ những người theo dõi sát sao hoạt động của , họ cho rằng màn ra mắt của Windows 95 và việc đồng sáng lập Bill Gates nghỉ hưu hồi trước năm 2012 mới là những thay đổi biến động. Nhưng năm 2012 là năm mà quyết định rằng kinh doanh chỉ dựa trên phần mềm là không đủ để tồn tại trong thế giới công nghệ phát triển.

Giám đốc điều hành Microsoft, ông Steve Ballmer, tại sự kiện ra mắt ở New York hồi tháng 10.

Giám đốc điều hành Steve Ballmer đã nói mọi khía cạnh của Microsoft giờ đây xoay quanh thiết bị à dịch vụ. Công ty này xây dựng thiết bị, như máy tính bảng , tận dụng tốt nhất lợi thế của các dịch vụ mới, chẳng hạn như cung cấp dịch vụ lưu trữ SkyDrive.

Và đây là cái nhìn về năm sự kiện nổi bật bao trùm năm 2012 của Microsoft:

1. Windows 8

Hệ điều hành ra mắt vào tháng 10 này sẽ bán rất chạy, bất kể nó được xây dựng nên tốt hay dở. Chỉ trong vài tháng, Microsoft đã ghi nhận đến 40 triệu bản Windows 8 được bán. Windows chỉ đơn thuần là cái van để đổ dòng lợi nhuận vào quỹ của Microsoft.

Nhưng hãng này cũng đã đặt cược rất lớn vào phiên bản này của sản phẩm chủ lực. Tính năng mới trọng tâm ở Windows 8 là người dùng có thể điều hướng bằng màn hình cảm ứng. Đây là một nỗ lực để đẩy vai trò bá chủ của Microsoft vào thế giới máy tính bảng mới nổi, và cũng là nơi mà hãng bị tụt hậu.

Windows 8 trông hoàn toàn khác với các phiên bản Windows trước đó mà người dùng thường thấy. Ta vẫn có thể chuyển về giao diện máy tính của ngày xưa, nhưng Microsoft đang thúc đẩy người dùng làm chủ được giao diện các ô gạch mà họ tung ra trên toàn bộ dải sản phẩm của mình.

Thành công của Windows 8 sẽ không chỉ đơn thuần được đánh giá dựa trên nó bán được bao nhiêu bản, mà thành công thực sự sẽ là việc Microsoft chiếm được một phần thị trường máy tính bảng và “đì” được Apple và Microsoft hay không. Ban đầu, doanh số bán hàng của hãng hơi chậm chạp, nhưng có thể đây là hiện trạng chung của cả thị trường máy tính, nhưng trong vài tháng tới, ta mới rõ ràng được canh bạc Windows 8 sẽ ra sao.

2. Ra mắt máy tính bảng Surface

Một hàng rào lớn đối với vụ cược mang tên Windows 8 là máy tính bảng mới mang tên Surface của chính Microsoft. Kể từ khi tung ra hệ điều hành MS-DOS năm 1981, công ty này dựa vào các đơn vị gia công phần cứng để mang hệ điều hành đến máy tính. Nhưng trong những năm gần đây, các nhà sản xuất này mất đi tính nhận diện thương hiệu và thị phần vào tay Apple với thiết kế sáng tạo của họ.

Vì thế mà lần đầu tiên Microsoft đã nhảy vào kinh doanh máy tính. Surface được ra mắt cùng lúc với Windows 8, là một máy tính bảng màn hình cảm ứng với thiết kế đẹp đẽ, và giao diện mới của Windows. Không như iPad, nó đi kèm với bàn phím cho phép người dùng tạo nội dung rất dễ dàng. Tất nhiên là Microsoft cũng đã từng sản xuất phần cứng, như máy chơi game Xbox đã có lịch sử hơn một thập kỉ, rồi chuột và bàn phím, thậm chí là cả điện thoại với dòng Kin chết yểu.

Nhưng Surface phản ánh thay đổi lớn trong cách nghĩ của những con người tại xứ Redmond. Họ cạnh tranh trực tiếp với chính các đối tác phần cứng là bởi đang bị Apple “cho hít khói”, và không muốn để mất một phần thị trường quan trọng.

3. Steven Sinofsky rời công ty

Trong 3 tuần từ ngày Windows 8 và Surface ra mắt, người đàn ông đứng sau chúng đã rời Microsoft. Steven Sinofsky, người đã dành cả sự nghiệp ở Microsoft, phụ vụ với tư cách là Trợ lý kỹ thuật của Bill Gates, Giám đốc mảng doanh nghiệp và sau đó là cho bộ phận Windows. Ông được chú ý bởi phong cách quản lý riêng của mình.

Trong nội bộ Microsoft, Sinofsky đã từ lâu được biết đến như là một nhân vật đối lập. Ông có rất nhiều người hâm mộ, đặc biệt là những người làm cùng nhóm. Họ thích ông vì ông thiết lập được một chương trình làm việc rõ ràng, tuân thủ theo nó và giao sản phẩm chất lượng đúng hạn. Nhưng điểm yếu của ông đến từ những trận chiến bên ngoài bộ phận Windows. Sinofsky nổi tiếng vì thích cô lập các đối thủ trong nội bộ, “dìm hàng” những nỗ lực của họ nhằm giúp cho những sản phẩm của ông không phải chịu gánh nặng từ các đơn vị khác nằm ngoài tầm kiểm soát của ông.

Với Ballmer, đây thực sự là một vấn đề. Càng ngày, Microsoft càng dựa vào sự hợp tác song song giữa các đơn vị để gắn kết các phần mềm, dịch vụ và thiết bị lại với nhau. Để cạnh tranh trong thị trường, chống lại Apple và Google, công ty này cần tất cả các lãnh đạo đơn vị làm việc nhịp nhàng cùng nhau. Vì thế khi Windows 8 lên kệ, Sinofsky ngay lập tức rời công ty.

4. Windows Phone 8

Hiếm khi nào một sản phẩm đã hiện diện trên thị trường và có quá ít thị phần lại có nhiều điều tiếng tiếng thế. Ngay cả khi Windows Phone đã hơi tạo sóng trên thị trường, Microsoft vẫn có thể tạo thêm dư luận cho Windows Phone 8. Hệ điều hành này cần thiết để hãng tạo ra được một hệ sinh thái thiết bị và dịch vụ như các đối thủ.

Samsung ATIV S chạy Windows Phone 8

WP8 ra mắt vài ngày sau Windows 8 tại San Francisco. Microsoft đặt niềm tin vào Nokia, Samsung, HTC,… nhằm giúp hãng tìm đường đến với thị trường đang bị thống trị bởi Apple và các điện thoại Android. Và họ cần các lập trình viên, những người tạo ra các ứng dụng buộc-phải-có ở các nền tảng đối thủ thì bây giờ cũng sẽ làm việc với Windows Phone. Việc này rất khó khăn. Windows Phone hiện chỉ chạy trên chưa đầy 3% điện thoại thông minh trên thế giới.

5. Office và dịch vụ trực tuyến

Mọi thứ đang thay đổi. Microsoft ra mắt Office 365 hồi tháng 6. Đây là một dịch vụ cho phép người dùng trả phí hàng tháng để dùng Word, Excel, PowerPoint và các phần mềm máy chủ khác. Dịch vụ này cạnh tranh trực tiếp với Google Apps.

Team Sites

Microsoft đang nhắm đến môi trường kinh doanh nhỏ lẻ với Office 365, họ đong đếm sản phẩm và giá theo cách không gặm nhấm đi phần doanh số bán hàng từ Office. Cho đến nay, có vẻ cách này hiệu quả. Tại hội nghị cổ đông tháng trước, Ballmer cho biết Office 365 là một trong những thương vụ kinh doanh phát triển nhanh nhất của Microsoft.

Nguồn: CNET

Share facebookShare facebook

Tin Cùng Chuyên Mục

Trang 1 / 1

Bạn đã đọc tin này chưa ?

Go Top
Chat hỗ trợ
Chat ngay